0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN 1 Phải kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC GIÁO DỤC SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY POTX (Trang 45 -46 )

1.4.1. Phải kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thanh niên; gắn chặt giáo dục trong nhà trường với giáo dục trong thực tiễn

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức, lối sống cho TN là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và tồn xã hội. Phát biểu tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhân dân Việt Nam, Người nêu rõ: “Trường đại học, gia đình và đồn thể TN phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục TN” [51, tr.456]. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trị của giáo dục gia đình. Vì gia đình là mơi trường đầu tiên và thường xuyên nhất mà con người tiếp nhận sự giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách. Gia đình cĩ chức năng nuơi nấng, chăm sĩc, dạy bảo con trẻ nên người. Gia đình giúp trẻ hình thành và phát triển các khả năng như: ngơn ngữ, tình cảm, tư duy, trí tuệ. Thơng qua giáo dục gia đình, tuổi trẻ cịn tiếp nhận các giá trị đạo lý, lối sống, kỷ cương, các giá trị xã hội. Chính tình thương, tấm gương cùng với những lời khuyên bảo của ơng bà, cha mẹ, anh chị … đã định hướng nhân cách, lối sống cho tuổi trẻ. Thực hiện tốt chức năng giáo dục, gia đình gĩp phần đào tạo ra các cơng dân hữu ích cho xã hội.

Ngồi mối quan hệ với những người thân trong gia đình, TN cịn cĩ những mối quan hệ với xã hội như: với thầy cơ, bạn bè, đồng bào, đồng chí … Thơng qua các mối quan hệ đĩ, TN tiếp tục nhận được sự giáo dục từ nhà trường, từ xã hội. Vì thế, Hồ Chí Minh yêu cầu cần phải kết hợp tốt 3 mơi trường: gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục TN. Cùng với gia đình, nhà trường, xã hội phải thật sự quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để TN phát triển một cách hài hịa trên tất cả các mặt: trí, đức, thể, mỹ. Phát hiện và kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành vi của TN.

Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân. Do đĩ, giáo dục TN là sự nghiệp của quần chúng, là trách nhiệm của tồn xã hội, mà trước hết thuộc về các cấp ủy Đảng, Chính quyền và các tổ chức đồn thể. Hồ Chí Minh phê phán những cán bộ, những tổ chức đồn thể cứ mải mê với những cơng việc mang tính sự vụ hơn là để tâm tới việc xây dựng con người, hoặc những tư

tưởng ỷ lại vào nhà trường mà khơng thấy rõ vai trị, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục TN.

Theo Hồ Chí Minh, để cơng tác giáo dục TN đạt hiệu quả cao cịn phải biết kết hợp chặt chẽ giữa học tập ở thầy, ở sách vở, ở bạn bè, ở nhân dân với rèn luyện trong lao động, trong cơng tác, trong chiến đấu. Đạo đức, lối sống nảy sinh từ hoạt động thực tiễn, mà chủ yếu là lao động sản xuất và đấu tranh cách mạng. Do đĩ đây là điều kiện khơng thể thiếu được để rèn luyện đạo đức, lối sống. Chỉ cĩ hoạt động trong thực tiễn, chấp nhận những yêu cầu của thực tiễn về mặt đạo đức và đáp ứng được những yêu cầu ấy, TN tự thể nghiệm mình, dần dần hình thành được những phẩm chất đạo đức cần thiết. Vì vậy mà Hồ Chí Minh cho rằng quá trình giáo dục đạo đức cho TN là quá trình tổ chức hướng dẫn họ hoạt động trong thực tiễn và xem đây là một phương pháp giáo dục cĩ hiệu quả nhất. Người khẳng định:

Khơng phải chỉ ở tại nhà trường, cĩ lên lớp, mới học tập, tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được. Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều cĩ thể và đều phải học tập, tự cải tạo. Thời kỳ hoạt động bí mật, thời kỳ khởi nghĩa, thời kỳ kháng chiến và ngày nay cơng việc xây dựng miền Bắc tiến dần lên CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà đều là những trường học rất tốt cho chúng ta rèn luyện đạo đức cách mạng [53, tr.284].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC GIÁO DỤC SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY POTX (Trang 45 -46 )

×