Vấn đề cơ bản và nổi bật nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục TN là quan điểm giáo dục tồn diện, mà nội dung bao gồm: giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống, văn hĩa, khoa học kỹ thuật, quân sự, lao động–nghề nghiệp, sức khỏe–thể chất, nhân cách, thẩm mỹ, pháp luật …
Tuy nhiên, xuất phát từ một chân lý đơn giản nhưng cực kỳ sâu sắc: Muốn làm cách mạng thì phải cĩ đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh luơn đặt vấn đề giáo dục
đạo đức, lối sống lên hàng đầu. Ngay từ năm 1925, bài đầu tiên mà Người giảng cho các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng TN là bài giảng về đạo đức - “Tư cách người cách mạng”. Trong đĩ, Người tĩm tắt 23 điều ngắn gọn, chia làm 3 phần: đối với mình, với người và với việc. Với cương vị là người đứng đầu Đảng và Chính phủ, nhiều cơng việc địi hỏi Người phải trực tiếp tham gia giải quyết. Thế nhưng, Người vẫn dành thời gian viết nhiều chuyên luận về đạo đức nhằm phục vụ cho cơng tác tuyên truyền, giáo dục. Đáng kể nhất là những tác phẩm như: Con đường giải phĩng (1940), Sửa đổi lối làm việc (1947), Cần Kiệm Liêm Chính (1949), Đạo đức cơng dân (1955), Đạo đức cách mạng (1958), Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969). Cuối cùng, trong Di chúc để lại cho chúng ta trước khi trở về cõi vĩnh hằng, Hồ Chí Minh đã căn dặn lại Đảng ta là giữ gìn đạo đức cách mạng và chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đồn viên và TN nĩi chung.
Như vậy, từ bài giảng đầu tiên cho đến lời dạy cuối cùng, trong gần suốt nửa thế kỷ, Hồ Chí Minh đã thường xuyên dành cho việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống vị trí ưu tiên hàng đầu trong tồn bộ sự nghiệp của Người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức, lối sống cho nhân dân nĩi chung và cho TN nĩi riêng cĩ một tầm quan trọng đặc biệt.