Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần cụ thể hóa hành vi ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 83 - 84)

- Ngồi thụp xuống, ngước mắt lên

2.5.4.Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần cụ thể hóa hành vi ngôn ngữ

ngữ

Ở vai trò này, PTGTPNN có chức năng phối hợp với lời để diễn đạt rõ nội dung ở lời, giúp ngƣời nghe hiểu đƣợc đầy đủ, chính xác nội dung thông điệp từ phía ngƣời nói.

VD34: " - (…) Vừa rồi gặp một ông sành thuốc, ông bảo cách thƣởng thức thuốc lá ngon. Thế này, anh Đông - Luận châm điếu thuốc, rít một hơi dài, rút điếu thuốc khỏi miệng, giơ lên. - Hút khoảng hai xăng ti mét nhƣ thế này, lúc ấy mới thật là khói của nó. Thế! Hút tiếp, không thở ra, đƣa khói lên mũi, vào chỗ này. - Luận chỉ

vào đoạn sống mũi gần hai khóe mắt, (…)" [29,tr 32]

Sở dĩ ở phát ngôn có hành vi miêu tả, Luận có thế dùng đại từ "này" (vào chỗ này) là vì "này" đã đƣợc cụ thể hóa, đƣợc làm rõ bằng PTGTPNN là chỉ vào đoạn sống mũi gần hai khóe mắt.

VD35: " Y (Oanh) lần lƣợt nhìn Thứ rồi San, tiếp: - Đây là bà cả, đây là bà hai" [32,tr.164].

Trong phát ngôn khẳng định dùng đại từ "đây", và từ này đã đƣợc cụ thể hoá bằng cái nhìn: Oanh nhìn Thứ và bảo "Đây là bà cả", tiếp đó nhìn San và bảo "Đây là bà hai".

VD36: " Đẩy cửa phòng, bà phó chỉ tay: - Các ngƣời ngồi đây chờ tôi." [34,tr.283].

Phát ngôn của bà phó chứa đựng hành vi yêu cầu. Điệu bộ chỉ tay vừa biểu thị hành vi yêu cầu vừa cụ thể hoá hành vi này: "ngồi đây" tức là ngồi nơi đƣợc chỉ định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81

VD37: "… bỗng Long đứng phắt lên, trỏ tay ra cửa: - Ông đi đi! (...)” [33,tr.314]

Long yêu cầu Tú Anh "đi đi" kèm cử chỉ "trỏ tay ra cửa" có ý nghĩa là "đi ra khỏi cửa!"

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 83 - 84)