PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ GÓP PHẦN THỂ HIỆN TÍNH CHÂN THỰC VÀ SINH ĐỘNG CHO CUỘC THOẠI CỦA CÁC

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 95 - 99)

- Ngồi thụp xuống, ngước mắt lên

VIỆT NAM HIỆN ĐẠ

3.2. PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ GÓP PHẦN THỂ HIỆN TÍNH CHÂN THỰC VÀ SINH ĐỘNG CHO CUỘC THOẠI CỦA CÁC

TÍNH CHÂN THỰC VÀ SINH ĐỘNG CHO CUỘC THOẠI CỦA CÁC NHÂN VẬT

Hãy so sánh cách miêu tả hội thoại của một số nhà văn Việt Nam trung đại với nhà văn hiện đại trong vài đoạn trích sau:

VD 1: Trích đoạn: "Hoàng Lê Nhất Thống Chí" (Ngô gia văn phái) "Lúc gặp Chỉnh ngƣời ấy chƣa kịp nói gì thì Chỉnh đã hỏi:

- Chú lận đận trèo đèo lội suối tới đây làm gì?

Ngƣời em rể chỉ còn biết cúi đầu nín lặng, không dám nói gì nữa. Chỉnh lại hỏi:

- (…) chú hãy kể cho ta xem kể từ sau khi Huy quận công bị nạn thì công chúa và các vị công tử lƣu lạc đi đâu?

Ngƣời ấy đáp:

- Khi ấy công chúa bị Dƣơng Thái phi giam vào hậu cung. Còn hai công tử nghe tin có biến bỏ chạy về huyện Yên Dũng, dấy quân trả thù (…)

Chỉnh nghe xong, than rằng:

- Tuổi trẻ bồng bột, hèn nào không hỏng việc (…) Rồi Chỉnh lại hỏi:

- Thế đƣa về kinh rồi sau ra sao? Ngƣời ấy trả lời:

- Triều đình bàn định hai công tử đều đáng tội chết .(…) Chỉnh có vẻ ngậm ngùi mà rằng:

- Thƣơng thay! Phá tổ đổ trứng! Ngƣời ta có tội tình gì? Lại hỏi:

- Còn công chúa, từ khi bị giam vào hậu cung thì việc ăn ở ra sao? Đáp:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93

- Chúa cũng nghĩ tình cô ruột không hành hạ gì cả (…) Chỉnh thở dài hồi lâu rồi nói:

- Công chúa chết cũng phải (…) Lại hỏi:

- Thế còn Đặng Tuyên Phi thì thế nào? Đáp:

- Đến ngày giỗ "đại tƣờng" của tiên vƣơng, tuyên phi bèn uống thuốc độc mà chết (…)

Chỉnh nói:

- Chết đƣợc đấy! (…) Đáp:

- Bởi vì khi chúa lên ngôi đƣợc một năm (…) Lại hỏi:

- Ngoài mấy việc ấy, còn chuyện báo ân, báo oán gì khác nữa không? Đáp: - (…)

Chỉnh nói:

- Bãi bỏ mệnh của cha giữa triều đình, phơi bày lỗi của cha với cả nƣớc, đó là việc đại bất hiếu!

Hỏi:

- Tham tụng, bồi tụng bây giờ là những ai? Đáp: - (…)

Hỏi:

- Từ bấy đến nay có điềm lành, điềm gở gì không? - Điềm lành không thấy, chỉ có điểm gở thì nhiều (…) Chỉnh nói:

- Đó là tiếng trống trời

Ngƣời ấy kể tiếp: (…) " [24,tr.596-601]

VD 2: Trích đoạn "Việt Nam tiểu sử" (Lê Hoan) "Bá Nhạc nói:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 94

- Con cáo có vết tên bắn, sao con nai không có vết tên? Đán thƣa rằng:

- May quá! Tôi (…) lẻn lại rồi bắt sống trói lại, (…) Hiến mừng nói rằng:

- Tuy nhiên thế, nhƣng cũng bởi ngƣời có thần lực mới bắt đƣợc. Nhạc nói:

- Tim cáo về tháng chạp là vị rất ngon, nên cho làm rƣợu đánh chén. Đán thƣa rằng:

- (…) xin nguyên súy cho cả ba quân uống rƣợu (…) Hiến nói:

- Hợp ý ta lắm. " [24,tr.1106,1107]

VD 3: Trích đoạn "Mùa lá rụng trong vườn" (Ma Văn Kháng) "Lý quay phắt đầu lại phía Luận, hất hàm:

- Tƣởng tối mịt mới về! Đậu xanh gói bánh đâu?

Luận đứng sững (…) dang rộng hai cánh tay, thở phù một hơi: - Chẳng có gì cả! Bị tịch thu hết rồi!

nhảy ra khỏi ghế, giậm chân, xỉa tay:

- Bịa! Bịa! Tịch thu! Nói dễ nghe nhỉ? (…) ai tịch thu? Luận nhệch miệng cười nhƣ mếu:

- Ai tịch thu? Thuế vụ chứ còn ai nữa! (…)

- Há! Há! - Đẹp mặt chƣa! - Lý vỗ tay đồm độp, cười ha hả. " [29,tr.29]

VD 4: Trích đoạn: "Số đỏ" (Vũ Trọng Phụng) "Cụ Hồng giẫy hai bàn chân nhăn nhó kêu:

- Khổ lắm, nói mãi, gọi bồi nó lên tiêm cho ngƣời ta đi! Khỉ ơi là khỉ! Cáu tiết, cụ bà đập xuống bàn đánh thình một cái, gắt:

- Tôi không gọi! Ông hãy nhịn đi một chốc! Hút vào để cái gì cũng biết rồi, biết rồi ấy à?

Tức thì ông cụ ngồi nhổm dậy cả quyết:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 95

Các trích đoạn ở ví dụ 1 và ví dụ 2 là trích đoạn tác phẩm tự sự Việt Nam trung đại. Do đặc điểm nổi bật của thi pháp văn học trung đại là tính công thức, ƣớc lệ trong xây dựng nhân vật nên ngoại hình và các cử chỉ, điệu bộ của nhân vật rất ít đƣợc các nhà văn chú tâm miêu tả. Trong hai trích đoạn đã dẫn, dễ nhận thấy là các nhà văn miêu tả hội thoại của các nhân vật rất đơn điệu. Các nhân vật chỉ

“hỏi”, “đáp”, “trả lời”, “lại hỏi”, “thưa rằng”,... Tìm đọc các tác phẩm đƣợc tuyển chọn trong cuốn “Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại” do Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn [24] ngƣời đọc sẽ dễ dàng bắt gặp những cuộc đối thoại đƣợc miêu tả nhƣ thế này. Chính vì vậy mà các cuộc thoại trong văn xuôi Việt Nam trung đại đƣợc xây dựng thiếu hẳn tính chân thực và sinh động. Phƣơng tiện giao tiếp của các nhân vật hầu nhƣ chỉ là lời nói, do vậy các nhân vật chủ yếu chỉ truyền thông tin cho nhau, còn các sắc thái tình cảm, cảm xúc, các nội dung thông tin liên cá nhân,… đƣợc biểu đạt rất hạn chế.

Không thể phủ nhận rằng, việc miêu tả PTGTPNN cũng là một thủ pháp góp phần hình tƣợng hóa nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên sống động, rõ nét hơn. Cũng chính vì ít chú ý miêu tả cử chỉ, điệu bộ,… của nhân vật mà trong văn học trung đại, các nhân vật chỉ hiện lên ở số phận, hành động chứ rất ít ở dáng điệu. Ngoại hình nhân vật mang nặng tính công thức, ƣớc lệ và cũng vì thế mà cá tính nhân vật bị mờ hóa, ít để lại ấn tƣợng sâu đậm trong lòng ngƣời đọc.

Ví dụ 3.4 là trích đoạn tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Các nhà văn hiện đại đã xóa bỏ tính công thức ƣớc lệ trong xây dựng nhân vật, kéo nhân vật về với đời thƣờng bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, trong đó phải kể đến sự nỗ lực trong việc xây dựng các đoạn hội thoại đậm chất sống, từ lời đối thoại đến việc miêu tả PTGTPNN khi nhân vật đối thoại. Cũng nhờ thế mà nhân vật đƣợc cá tính hóa đậm nét. Đọc "Số đỏ" (Vũ Trong Phụng) nguời đọc không thể quên cử chỉ cúi gập người xuống nhƣ một cái máy với câu "Chúng tôi rất hân hạnh!" của Xuân Tóc Đỏ; khó quên cụ cố Hồng với động tác vờ ôm ngực ho sù sụ và đôi mắt nhắm nghiền cùng câu nói cửa miệng "Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi! ". Đọc "Chí Phèo" (Nam Cao) ta rất ấn tƣợng về cái cƣời Tào Tháo của cụ bá - tiếng cười khanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 96

khách, cười ha hả và điệu cười nhạt nham hiểm. Đọc "Mùa lá rụng trong vƣờn" (Ma Văn Kháng) ta thấy bắt gặp đâu đó trong đời thƣờng một nhân vật Lý rất quen thân với cái bĩu môi và vệt nguýt sắc lẻm,…Xin đƣợc đi sâu phân tích điều này ở phần dƣới đây.

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)