- Xòe bàn tay:
2.1.3. Các hành vi ở lời (các hành động ngôn trung)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66
Trƣớc đây, các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về câu thƣờng chỉ quan tâm tới những câu khảo nghiệm (khẳng định, trần thuyết, xác tín, miêu tả). Đến giữa thế kỉ XX, J.L. Austin đã phát hiện ra bản chất hành động của ngôn ngữ. Nói cũng là làm – nói năng cũng là một dạng hành động. Khi nói năng là ta cũng thực hiện một hành động nhƣ thực hiện các hành động vật lí khác. Hỏi, sai khiến, cầu xin, hứa hẹn, cam kết, tuyên bố, xin lỗi, cảm ơn,… cũng là những hành động, đƣợc thực hiện bằng lời nói. Từ đó, Austin đã khởi xƣớng ra lí thuyết hành vi ngôn ngữ.
Theo Austin, có ba loại hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ) lớn, đó là hành vi tạo lời, hành vi mƣợn lời và hành vi ở lời.
Ở đây xin đƣợc quan tâm nhiều hơn tới hành vi ở lời.
● Hành vi ở lời là những hành vi ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là gây ra một phản ứng ngôn ngữ tƣơng ứng ở ngƣời nhận. (về vấn đề này, xin xem thêm tài liệu tham khảo [1,tr.89,90]
● Hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp.
- Hành vi ở lời trực tiếp là những hành vi ngôn ngữ đƣợc thực hiện đúng với đích ở lời và đúng với điều kiện sử dụng chúng.
- Hành vi ở lời gián tiếp là hành vi ngôn ngữ trong đó ngƣời nói thực hiện một hành vi ở lời này nhƣng lại nhằm làm cho ngƣời nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác.
Sau đây luận văn sẽ xem xét PTGTPNN trên một vài phƣơng diện của ngữ dụng học.