Cử chỉ phối hợp: lắc đầu, xua tay, nhắm mắt

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 70 - 72)

VD4: “- Mặc cậu! Mặc cậu! Chúng tôi không biết…

(…) San vừa lắc đầu, vừa xua tay, vừa nhắm nghiền hai mắt, nhất định không nghe gì khác nữa…” [32,tr.146]

2.2.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thể hiện hành vi yêu cầu, ra lệnh

Để thể hiện hành vi yêu cầu hay ra lệnh cho ai làm một điều gì, cùng với lời nói, ngƣời ta còn có thể dùng các PTGTPNN:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68

VD5: “Đứng giữa phòng, bà vỗ tay đôm đốp:

- Nào các cô! Mỗi ngƣời một tay chuyển giúp giấy trên ô tô vào kho nào.(…) Nào, tôi yêu cầu!” [29,tr.143]

Hành động vỗ tay của bà trƣởng phòng là để yêu cầu mọi ngƣời chú ý, không lộn xộn để nghe lệnh.

- Chỉ tay

Điệu bộ chỉ tay thƣờng đƣợc dùng khi yêu cầu hay ra lệnh cho ai làm việc gì (ngƣời ở vị thế cao yêu cầu, ra lệnh cho ngƣời ở vị thế thấp).

VD6: “Đến cửa phòng khách, bà phó chỉ tay:

- Các ngƣời ngồi đây chờ tôi.” [tr.283]

Động tác chỉ tay của bà phó Đoan trong tình huống này vừa biểu thị hành vi yêu cầu, vừa cụ thể hóa hành vi này: “ngồi đây” nghĩa là ngồi ở nơi đƣợc ngƣời nói định vị trƣớc.

VD7: “…Long bỗng đứng phắt lên, trỏ tay ra cửa: - Ông đi đi! Ông đi ngay đi!” [33,tr.314]

Động tác trỏ tay ra phía cửa có ý nghĩa biểu thị yêu cầu “đi” theo hƣớng “ra khỏi cửa”.

- Đập bàn

Hành động đập bàn trong ví dụ sau để biểu thị hành vi yêu cầu im lặng, vừa nhằm để thị uy đồng thời thể hiện cả hành vi biểu cảm (biểu lộ sự tức giận)

VD8: “Quan lớn Lại đập bàn:

- Im đi! Vừa phong kiến vừa sặc mùi tƣ bản là anh! Cút!” [28,tr.114]

- Lừ mắt

VD9: “Thấy Đông vừa hỉ hả nâng cốc với ông Bằng, Lý vội bƣớc lại, lừ mắt

nhìn chồng:

- Anh Đông, ông bị cao huyết áp đấy.” [29,tr.94]

Điệu bộ lừ mắt của Lý là để ngầm yêu cầu Đông không nên chúc rƣợu ông Bằng nữa bởi lí do nhƣ đƣợc nêu trong lời nói đi kèm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69

Mời ai đó làm một việc gì khác với yêu cầu, ra lệnh ở chỗ hành vi mời thƣờng luôn kèm trong đó sự tôn kính, tôn trọng, thái độ lịch sự của ngƣời mời. Yêu cầu, ra lệnh đôi khi không thể hiện sắc thái biểu cảm này. Ví dụ:

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 70 - 72)