Theo Đỗ Hữu Châu: "nói không phải là nói giữa khoảng trống Nói là nó

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 90 - 94)

- Ngồi thụp xuống, ngước mắt lên

c.Theo Đỗ Hữu Châu: "nói không phải là nói giữa khoảng trống Nói là nó

với ai đó. Ngƣời nói dùng những tín hiệu báo cho ngƣời nghe biết là mình đang nói với hoặc dành cho ngƣời này lƣợt lời sẽ nói ra nhƣ từ ngữ hô gọi, cái nghiêng

mình, cái nhìn hướng vào người nghe. Ngƣời nói cũng phải đƣợc đoán chắc rằng

mình đang đƣợc nghe, đƣợc đảm bảo rằng ngƣời nghe đang chú ý đến lƣợt lời của mình" [1,tr.212].

Trong các cuộc hội thoại tay đôi (song thoại) việc báo cho ngƣời nghe biết là lƣợt lời này dành cho họ không thật quan trọng bởi chỉ có một ngƣời nói và một ngƣời nghe, luân phiên lƣợt lời. Để thiết lập một cuộc hội thoại, ngƣời này chỉ cần dùng một lời hô gọi (VD: A này!) hay một cái hất hàm, một nụ cười... Sau đó, khi một ngƣời nói thì ngƣời kia sẽ luôn hiểu là lƣợt lời này dành cho mình. Nhƣng trong các cuộc hội thoại đa thoại thì tình hình trở nên phức tạp hơn. Có lúc ta muốn nói với tất cả mọi nguời, có lúc chỉ muốn nói với một ngƣời trong số đó, lại có lúc nói với ngƣời này nhƣng lại muốn gửi thông điệp tới ngƣời kia… Khi đó, nguời ta thƣờng dùng PTGTPNN làm tín hiệu báo cho ngƣời nghe biết là lƣợt ngày này dành cho họ.

Cử chỉ đƣợc dùng phổ biến nhất để báo hiệu “mình đang muốn nói chuyện với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88

VD59: "Để ba nói mấy câu. - Mắt chớp chầm chậm, ông Bằng ngần ngừ lướt qua Đông, Luận, Lý: - Các con ạ, sang năm mới, ba chúc tất cả các con cái may mắn, cái tốt đẹp sẽ đến nhiều và vững bền mãi mãi" [29tr.97].

Ông Bằng dùng cái nhìn lƣớt qua Đông, Luận, Lý để bảo rằng, lƣợt lời này ông dành cho tất cả ba ngƣời họ.

Ngƣời đàn bà làng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” lại dùng

cái nhìn thẳng vào ngƣời đối thoại để báo cho ngƣời đối thoại biết là lƣợt lời này

dành cho họ:

VD60: "Đang ngồi gục xuống, ngƣời đàn bà bỗng ngẩng lên nhìn thẳng vào chúng tôi, lần lƣợt từng ngƣời một, với một vẻ ban đầu hơi ngơ ngác.

- Chị cảm ơn các chú! (…) đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú (…)" [31,tr.342].

Cùng với cái nhìn thẳng, khi nói với ngƣời này nhƣng lại muốn đồng thời truyền thông tin tới một ngƣời khác, ngƣời ta có thể nháy mắt.

VD61: "Vạn tóc mái nháy Long một cái mà rằng:

- Đây là ông Long làm chứng nhé: Vừa rồi ông có thấy tôi đã động gì đến ông cụ nhà tôi không? Họ chỉ nói láo!" [33]

Vạn đang nói dối Tú Anh nhƣng lại nháy mắt với Long (ngƣời đã chứng kiến Vạn nói xấu nghị Hách) với thông điệp mong Long hãy bao che cho hành động của Vạn.

VD62: "Cụ Bá biết rằng mình đã thắng, đƣa mắt nháy con một cái, quát.

- Lý Cƣờng đâu! Tội mày đáng chết. Không bảo ngƣời nhà đun nƣớc, mau lên!" [30,tr.15].

Cụ bá nói với Chí Phèo nhƣng lại nháy mắt với lý Cƣờng, tỏ cho lí Cƣờng biết rằng hai cha con họ chỉ đóng kịch thôi, thực ra không phải cụ mắng lí Cƣờng.

Để báo cho ngƣời nghe biết lƣợt lời dành cho họ, ngoài ánh mắt, ngƣời ta còn có thể dùng nhiều điệu bộ, cử chỉ khác nhƣ chỉ tay, hất hàm...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89

VD63: “ Hay lắm! Đồng chí Thống nói là không biết chính trị. Nhƣng nhƣ thế là chính trị đấy. Chính trị là gì nữa, các đồng chí ? – Dƣơng hất hàm về phía các cô giáo trẻ” [28,tr.168].

Trong cuộc bàn luận rất đông ngƣời, đủ các thành phần, Dƣơng nêu câu hỏi

rồi hất hàm về phía các cô giáo trẻ là để báo rằng lƣợt lời này đang dành cho họ.

TIỂU KẾT

Dựa vào cơ sở lí thuyết là một số vấn đề thuộc về lí thuyết giao tiếp và hành vi ngôn ngữ, ở chƣơng này, luận văn đã tìm hiểu về PTGTPNN trên một số bình diện của ngữ dụng học và rút ra đƣợc một số kết luận chính nhƣ sau:

- Xét từ phƣơng diện thể hiện hành động ngôn trung (hành vi ở lời): Các PTGTPNN cũng có khả năng thể hiện các hành vi ở lời, giống nhƣ ngôn ngữ bằng lời. Chẳng hạn gật đầu thể hiện hành vi chấp thuận, lắc đầu thể hiện hành vi phản đối, vỗ tay – hành vi tán thƣởng,... Tuy nhiên, vì số lƣợng các PTGTPNN hạn chế hơn nhiều so với ngôn ngữ bằng lời nên khả năng thể hiện hành vi ở lời của PTGTPNN, trong nhiều trƣờng hợp, cần có lời nói đi kèm.

- Xét từ phƣơng diện chủ thể sử dụng: Chủ thể sử dụng, đặc biệt là vị thế xã hội của ngƣời sử dụng chi phối việc sử dụng các PTGTPNN. Có những PTGTPNN thƣờng đƣợc ngƣời ở vị thế cao chủ động sử dụng khi giao tiếp với ngƣời ở vị thế thấp (ví dụ vỗ vai, chỉ tay,...) . Lại có những PTGTPNN chỉ ngƣời ở vị thế thấp chủ động sử dụng khi giao tiếp với ngƣời ở vị thế cao (ví dụ khoanh tay, cúi đầu,...). Những PTGTPNN mà những ngƣời có vị thế ngang hàng sử dụng khi giao tiếp với nhau phong phú hơn cả.

- Xét từ phƣơng diện hoàn cảnh sử dụng: Việc sử dụng PTGTPNN cũng chịu sự chi phối của hoàn cảnh giao tiếp. Có những PTGTPNN chỉ có thể dùng trong sinh hoạt đời thƣờng mà không thể sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp mang tính trang trọng, nghi thức. Những PTGTPNN dùng trong hoàn cảnh trang trọng, nghi thức hầu hết đều dùng đƣợc trong sinh hoạt đời thƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xét trong hoạt động giao tiếp: PTGTPNN, theo tác giả Đỗ Hữu Châu, nằm trong thành tố hình thức của diễn ngôn. Chúng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Luận văn khái quát đƣợc 10 vai trò của PTGTPNN trong hoạt động giao tiếp. Song có thể quy vào ba loại vai trò (chức năng) chính, đó là vai trò thay lời, vai trò trợ lời và vai trò điều hành hội thoại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 90 - 94)