Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ làm biến đổi nghĩa lời nói và giúp nhận biết hành vi ở lời gián tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 81 - 83)

- Ngồi thụp xuống, ngước mắt lên

2.5.3.Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ làm biến đổi nghĩa lời nói và giúp nhận biết hành vi ở lời gián tiếp

biết hành vi ở lời gián tiếp

Chúng ta giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ âm thanh nhƣng nhiều khi, những thông tin mà ngôn ngữ cơ thể mang lại mới chứa đựng đích thực sự mà ngƣời nói chuyện muốn truyền báo. Trong rất nhiều cuộc giao tiếp (khi phỏng vấn các nhân vật quan trọng, khi xét hỏi tội phạm hay khi tỏ tình chẳng hạn), việc bỏ qua các PTGTPNN có thể làm ngƣời nghe mất đi cơ hội nắm bắt các thông tin cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79

PTGTPNN có thể làm biến đổi ý nghĩa của lời nói và giúp nhân vật biết hành vi ngôn ngữ gián tiếp ở lời.

VD29: (Thấy Liên dọn cơm tối cho Thứ, bà mẹ đứng lên, lảng vào buồng) "Thứ hỏi:

- Nhà chƣa ăn kia à? - Chƣa, lát nữa mới ăn.

Bà mẹ y vừa nói vừa tủm tỉm cười." [ 32,tr.120.]

Phát ngôn hồi đáp của bà mẹ sẽ đƣợc hiểu đúng nghĩa nếu không có PTGTPNN là điệu bộ tủm tỉm cười. Nhờ quan sát đƣợc điệu bộ này của bà mẹ mà Thứ hiểu rằng bà đang nói dối, thực ra bà mẹ nhịn bữa cơm tối.

VD30: "- Năm Quí hợi chắc anh viết về con lợn! - Phƣợng đùa. Luận gật đầu hồn nhiên:

- Còn rộng hơn nữa. Về vũ trụ, thời tiết, mặt trời. (…) có một bài ký gửi tặng chiến sỹ biên giới phía bắc.

- Tham thế! -Phƣợng nguýt yêu chồng. Luận cƣời". [29,tr.347]

"Tham thế!" là một lời trách, nhƣng vì có thêm cái "nguýt yêu" của vợ nên Luận hiểu ngay rằng đó chỉ là một lời trách yêu, một lời bông đùa, do vậy anh đã đáp lại vợ bằng một nụ cƣời.

VD31: " Thứ mở to đôi mắt nhìn San: - Trọ ở nhà Hải Nam ấy à?"[32,tr.129] Nếu không có cử chỉ mở thật to đôi mắt thì phát ngôn của Thứ sẽ đƣợc hiểu là biểu thị hành vi hỏi - hành vi trực tiếp, nhƣng vì có thêm cử chỉ này, nên phát ngôn cần đƣợc hiểu là biểu thị hành vi biểu cảm (sự ngạc nhiên, sửng sốt) - hành vi ở lời gián tiếp.

VD32: " Thấy Đông vừa hỉ hả nâng cốc với ông Bằng, Lý vội bƣớc lại lừ mắt

nhìn chồng: - Anh Đông, ông bị cao áp huyết đấy" [29,tr.94]

Phát ngôn của Lý có hành vi ở lời trực tiếp là hành vi thông báo, nhƣng cử chỉ

"lừ mắt" của Lý khiến Đông hiểu đấy là hành vi nhắc nhở. VD33: ( San nói chuyện với Thứ)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80

"- Tôi chim gái cũng cứ đấy chứ! (…)

Thứ bĩu môi cười nhạt hỏi:

- Anh có chân trong Độc lập văn đoàn đấy ƣ?" [32,tr.83]

Điệu bộ bĩu môi, cười nhạt của Thứ khiến San buộc phải hiểu phát ngôn của Thứ có hành vi gián tiếp là giễu cợt, mỉa mai. (Các văn sĩ trong Độc lập văn đoàn rất hay tự khen mình).

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 81 - 83)