0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Các nhân tố giao tiếp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT DOCX (Trang 65 -68 )

- Xòe bàn tay:

2.1.2. Các nhân tố giao tiếp

Theo Đỗ Hữu Châu [1], các nhân tố giao tiếp đƣợc hiểu là các nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn về hình thức cũng nhƣ nội dung.

Các nhân tố giao tiếp bao gồm: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn. Ở đây xin đi sâu làm rõ hai nhân tố ngữ cảnh và diễn ngôn.

a. Ngữ cảnh

Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhƣng nằm ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là yếu tố động, thay đổi trong quá trình diễn ra cuộc giao tiếp. Bất kì cái gì muốn trở thành ngữ cảnh của một cuộc giao tiếp cần phải đƣợc nhân vật giao tiếp ý thức.

Ngữ cảnh gồm các nhân tố:

● Nhân vật giao tiếp: là những ngƣời tham gia vào một cuộc giao tiếp. Giữa các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ liên cá nhân và quan hệ vai giao tiếp.

- Vai giao tiếp:

Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai thành vai phát diễn ngôn – Sp1

(nói/viết) và vai tiếp nhận diễn ngôn – Sp2 (nghe/đọc). Trong giao tiếp đƣơng diện (mặt đối mặt) hai vai nói và nghe thƣờng có sự luân chuyển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

Khi tham gia giao tiếp, các vai giao tiếp đều có ý định hay còn gọi là đích giao tiếp và niềm tin (tin điều mình nói ra là đúng, tin điều mình nói ra ngƣời nghe chƣa biết, tin ngƣời nghe sẵn sàng nghe lời mình,...).

- Quan hệ liên cá nhân: là quan hệ so sánh xét trong tƣơng quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau.

Để HĐGT có hiệu quả thì các nhân vật giao tiếp phải hiểu biết lẫn nhau về các mặt sau:

+ Hiểu biết về vị thế: Vị thế ở đây đƣợc hiểu là vị thế xã hội và vị thế giao tiếp

Nói đến vị thế xã hội là nói các nhân vật giao tiếp ở vị trí nào trong xã hội. Cao hay thấp? Trên hay dƣới? Bình đẳng hay không bình đẳng? Vị thế xã hội đƣợc quy định bởi tuổi tác, chức vụ, nghề nghiệp, giai cấp,...

Nói đến vị thế giao tiếp của nhân vật giao tiếp tức là xem các nhân vật giao tiếp ở vào thế chủ động hay bị động trong điều hành hoạt động giao tiếp.

Nhìn chung vị thế xã hội và vị thế giao tiếp không phải lúc nào cũng đồng nhất. Không phải cứ ngƣời ở vị thế cao là nắm quyền chủ động trong giao tiếp và ngƣợc lại.

+ Hiểu biết về mức độ thân cận (quan hệ thân sơ) : mức độ thân cận có thể tỉ lệ thuận với mức độ hiểu biết về nhau của những ngƣời tham gia giao tiếp nhƣng không nhất thiết là đã hiểu nhau thì sẽ thân nhau (có khi kẻ thù lại hiểu nhau rất kĩ). Trong tiến trình giao tiếp, mức độ thân sơ có thể thay đổi (kéo gần lại hay càng giãn xa hơn)

+ Hiểu biết về trình độ tri thức (tri thức cuộc sống và tri thức khoa học) Trong một cuộc giao tiếp, các nhân vật tham gia giao tiếp phải xây dựng các hình ảnh tinh thần về nhau nhƣ đặc điểm, trạng thái năng lực, vị thế, trình độ tri thức, quan hệ thân sơ,... Những yếu tố thuộc về quan hệ liên cá nhân này chi phối nhiều đến việc lựa chọn đề tài, nội dung giao tiếp, phƣơng tiện giao tiếp,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64

● Hiện thực ngoài diễn ngôn: Trừ nhân vật giao tiếp, tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, văn hoá,... đƣợc nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp đƣợc gọi là hiện thực ngoài diễn ngôn. Cụ thể, hiện thực ngoài diễn ngôn bao gồm:

- Đề tài: Đề tài là mảng hiện thực ngoài diễn ngôn đƣợc các nhân vật giao tiếp thoả thuận chọn làm đối tƣợng để trao đổi trong giao tiếp. Đó có thể là những cái tồn tại, diễn tiến trong hiện thực ngoài ngôn ngữ, những cảm xúc, tƣ tƣởng, ý định, nguyện vọng,... của cá nhân. Hiện thực - đề tài của diễn ngôn có thể còn chính là bản thân ngôn ngữ hay thậm chí là chính các cuộc giao tiếp, các diễn ngôn đã có hay đang thực hiện.

- Thế giới khả hữu và hệ quy chiếu: Thế giới khả hữu là thế giới đƣợc lấy làm hệ quy chiếu cho các diễn ngôn. Có vô số thế giới khả hữu, trong đó thế giới thực tại, ở thời điểm hiện tại mà ngƣời nói thuộc vào chỉ là một. Xem xét một phát ngôn/diễn ngôn là đúng hay sai, có nghĩa hay vô nghĩa là phụ thuộc vào thế giới khả hữu mà diễn ngôn đƣợc quy chiếu vào.

● Hoàn cảnh giao tiếp:

Hoàn cảnh giao tiếp gồm hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp.

- Hoàn cảnh giao tiếp rộng (hay còn gọi là tri thức văn hoá nền) bao gồm toàn bộ những hiểu biết về lịch sử, văn hoá, chính trị, kinh tế, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật,... ở thời điểm và không gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp.

- Hoàn cảnh giao tiếp hẹp (thoại trƣờng) là không gian, thời gian cụ thể mà cuộc giao tiếp diễn ra, ví dụ nhà thờ - ngày chủ nhật, nhà thờ - các ngày thƣờng, lớp học - giờ học, lớp học - giờ ra chơi, chợ - ngày phiên, chợ - một thời điểm nào đó trong ngày,... là những thoại trƣờng.

● Ngữ huống giao tiếp: Ngữ huống giao tiếp là tác động tổng hợp của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp nhƣ nhân tố đề tài, nhân vật giao tiếp, hiện thực ngoài diễn ngôn, thoại trƣờng, quan hệ liên cá nhân,... Nói nhƣ vậy nghĩa là, ngữ cảnh giao tiếp là một yếu tố động, nó không phải nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65

thành bất biến mà thay đổi trong quá trình giao tiếp. Và sự thay đổi của ngữ cảnh ở mỗi thời điểm cụ thể ấy của cuộc giao tiếp chính là ngữ huống.

b. Diễn ngôn

● Diễn ngôn: Theo cách hiểu của Đỗ Hữu Châu thì:

- Diễn ngôn là lời của từng ngƣời nói ra trong một cuộc giao tiếp. Cũng có những diễn ngôn do hai hoặc hơn hai nhân vật giao tiếp xây dựng nên (nhƣ trong một cuộc hội thoại tay ba, hai ngƣời liên kết với nhau để chống lại ngƣời thứ ba)

- Tổng những lời nói của một ngƣời trong một cuộc hội thoại có thể là một diễn ngôn liên tục hay ngắt quãng mà cũng có thể là một số diễn ngôn. Tiêu chí để phân định diễn ngôn là hành động giao tiêp chủ đạo. Đích của diễn ngôn sẽ đƣợc thực hiện bởi hành động giao tiếp chủ đạo này.

(Về khái niệm diễn ngôn, xin xem thêm tài liệu tham khảo [1, tr.29-34]) ● Thành tố nội dung, hình thức và đích của diễn ngôn.

Hình thức của diễn ngôn đƣợc tạo thành bởi các yếu tố của ngôn ngữ, các đơn vị từ vựng, các quy tắc kết học, các hành vi ngôn ngữ tạo nên diễn ngôn. Các

yếu tố kèm lời và phi lời cũng đƣợc xem là các yếu tố thuộc hình thức của diễn ngôn.

Diễn ngôn có hai thành tố nội dung: nội dung thông tin và nội dung liên cá nhân. Nội dung thông tin (nội dung miêu tả, tái hiện hiện thực) bị quy định bởi tính đúng – sai lôgic, hình thành do quan hệ giữa diễn ngôn với hiện thực đƣợc nói tới. Nội dung liên cá nhân bao gồm tất cả các nội dung của diễn ngôn không bị quy định bởi tính đúng – sai lôgic. Hai thành tố nội dung này có thể hiện diện một cách tƣờng minh qua câu chữ của diễn ngôn, cũng có thể tồn tại một cách hàm ẩn.

Đích của diễn ngôn có thể chia thành các kiểu: đích thuyết phục (do thành tố nội dung thông tin đảm nhiệm), đích truyền cảm (làm thay đổi trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật giao tiếp), đích hành động (thúc đẩy hành động). Đích truyền cảm và đích hành động do thành tố liên cá nhân đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT DOCX (Trang 65 -68 )

×