Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52
VD70: “Nghị Hách ngồi nhổm lên mà rằng: - Chết! Vài trăm bạc! Mày điên! (…)” [33,tr.278] VD71: “Xuân đứng dừng lại, kinh ngạc hỏi dồn: - Tôi? Phỉ nhổ vào mặt tôi? Tát tôi? (…)” [34,tr.417]
Đang nằm bỗng đột ngột ngồi nhổm lên, đang đi bỗng đứng dừng lại, đó là những tín hiệu nhân vật sử dụng để biểu lộ sự ngạc nhiên, sửng sốt của mình trƣớc điều nghe thấy.
- Nhíu mày
VD72: “Luận nhíu nhíu cặp mày: - Sao chị lại bảo vợ thằng Cừ dại?” [29,tr.45]
● Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ biểu hiện sự chế giễu, coi thƣờng, khinh bỉ
Để biểu hiện sự chế giễu hay coi thƣờng, khinh bỉ, ngƣời ta có thể dùng những PTGTPNN nhƣ:
- Cười
Tùy điệu thái của tiếng cƣời mà ta có thể hiểu đó là tiếng cƣời chế giễu hay khinh bỉ, mỉa mai.
+ Cƣời để biểu lộ sự khinh bỉ:
VD73: “Ngẫm nghĩ một lát, Xuân Tóc Đỏ cười nhạt mà rằng:
- Ghê nhỉ! Ấy là tôi mà họ còn dám nói thế, còn những kẻ khác thì biết bị đến thế nào nữa? (…)” [34,tr.416]
+ Cƣời để biểu lộ sự chế giễu:
VD74: “Quan huyện lại ngồi dựa đầu vào ghế, cười nức nở một hồi rồi mới nói:
- Thế mà nó bán 5 đồng nửa gánh rạ!
Quan cười một hồi dàinữa làm cho lũ ngƣời ấy ngao ngán chỉ còn biết đƣa mắt nhìn nhau…” [33,tr.271]
VD75: “Lão cười sằng sặc một hồi dài mà rằng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53
+ Cƣời để biểu lộ sự mỉa mai:
VD76: “Ngƣời Tây cười nhạt một hồi rồi khẽ nói: - Ngài nên nói vì ngài đầy túi rồi thì hơn” [33,tr.389]
- Bĩu môi
Cái bĩu môi (chúm mỏ) của nhân vật trong các ví dụ sau thể hiện sự chế giễu,
mỉa mai:
VD77: “Thứ bĩu môi, chế nhạo:
- Thôi! Nói dễ nghe chƣa! Đến nhà ngƣời ta hỏi trọ, rồi đến lúc ngƣời ta nói số tiền, lại thôi! Sao mà anh thôi tài thế? Tôi thì tôi xin chịu (…)” [32,tr.129].
VD78: “Mô chúm mỏ, lắc đầu, nói tiếp:
- Chịu! Nội đời con, con chƣa thấy ai kiệt nhƣ cô giáo. Trong tay lúc nào cũng có bạc trăm mà cấm chi li đi đâu mất một xu (…).” [32,tr.124]
Hoặc để biểu lộ sự khinh bỉ:
VD79: “Nỗi khinh bỉ của anh phì cả ra ngoài, theo cái bĩu môi dài thƣờn thƣợt. Mũi anh nhăn lại nhƣ ngửi thấy mùi xác thối.” [26,tr.66]
- Hất hàm
Động tác hất hàm của Xuân Tóc Đỏ sau đây biểu lộ thái độ kẻ cả, coi thƣờng ngƣời đang đối thoại với mình.
VD80: “Xuân Tóc Đỏ hất hàm hỏi: - Ông hỏi gì? Mời ông ngồi!” [34,tr.405]
- Vênh mặt
VD81: “Hải và Thụ vênh mặt khinh bỉ cái ý kiến hủ hậu” [34,tr.469]
- Nguýt
Cái nguýt dài của Lý trong ví dụ dƣới đây thể hiện sự mỉa mai:
VD82: “Ngồi phịch xuống giƣờng nhìn Đông cầm đôi đũa gạt chéo qua miệng, mắt Lý kéo một vệt nguýt sắc lẻm:
- Để sẵn thịt gạo đấy, chỉ có việc nấu mà cũng lƣời!” [29,tr.168]
● Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ biểu hiện sự bối rối, ngƣợng ngập, xúc động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54
Xúc động có nghĩa là cảm xúc mạnh mẽ và trong thời gian tƣơng đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức.
Ngƣợng ngập là tự cảm thấy bối rối, mất tự nhiên trƣớc ngƣời khác, thƣờng thấy mình có điều gì đó không nên, không phải hay không xứng đáng, khi đó ngƣời ta thƣờng có những cử động, cử chỉ không đƣợc tự nhiên
Bối rối, ngƣợng ngập, xấu hổ là những trạng thái cảm xúc gần nhau, có liên quan đến nhau, thƣờng đƣợc biểu lộ qua các PTGTPNN. Sự xúc động cũng vậy: Nhiều khi nhân vật cố tình che giấu sự xúc động, bối rối bằng các điệu bộ này khác, và do đó những cảm xúc này càng lộ ra rõ ràng.