Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ mô phỏng và minh họa nội dung của lờ

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 80 - 81)

- Ngồi thụp xuống, ngước mắt lên

2.5.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ mô phỏng và minh họa nội dung của lờ

Có thể tạm “diễn đạt lại” cuộc gặp gỡ trên nhƣ sau: Thấy Tú Anh vào, Mịch và Long chạy xa nhau ra, trong lúc Mịch run rẩy sợ hãi thì Long cứ ôm đầu đau khổ, và khi Tú Anh vào thì Long ngước mắt thẫn thờ nhìn lên, tỏ ra rằng hai ngƣời chỉ gặp nhau để than thở chuyện cũ chứ không làm gì xấu, do vậy Tú Anh vào thì Long cũng không có gì phải bối rối, hốt hoảng. Tú Anh nghi ngờ, dùng con mắt dò xét nhìn thẳng vào hai mắt Mịch nhƣ muốn hỏi: “Dì hãy giải thích tại sao lại thế này?” Vẻ run rẩy sợ hãi của Mịch đã tố cáo tất cả. Tú Anh so vai ái ngại, tiếp tục

nhìn Long dò hỏi “Tại sao anh lại đến đây? Anh đã hứa với tôi những gì?”. Long

tránh câu hỏi của Tú Anh bằng cách nhìn xuống đất, để cuối cùng, Tú Anh đành phải hỏi thẳng Long một câu bằng tiếng Pháp.

Rõ ràng trong ví dụ trên, chỉ bằng PTGTPNN, Tú Anh đã hỏi và thu đƣợc những thông tin chính xác cần thiết. Long và Mịch tuy cố tình giấu đi câu trả lời nhƣng qua các PTGTPNN, họ đã để lộ tất cả sự thực.

2.5.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ mô phỏng và minh họa nội dung của lời lời

Cùng với lời nói, ngƣời ta có thể dùng PTGTPNN để mô phỏng, minh họa điều đƣợc nói đến. Ví dụ: các chính trị gia dang hai tay để đo tầm cỡ của vấn đề,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78

vẽ một vòng tròn khi nói đến số không, giơ ngón tay để minh họa các con số, …

Có thể thấy vài ví dụ trong các tác phẩm đƣợc khảo sát chứng minh cho vai trò, ý nghĩa này của PTGTPNN.

Để minh họa cho ý nghĩa “số 1”, ngƣời ta giơ một ngón tay lên:

VD25: "- Thế đăng ký thôi nhé. Một con thôi. - Bà giơ một ngón tay lên, miệng cƣời rất tƣơi…"[ 29,tr.138]

Để minh họa cho ý nghĩa “số 5”, ngƣời ta xòe năm ngón tay:

VD26: " Nghị Hách cƣời ha hả một hồi, cứ vỗ mãi vào vai Long, cƣời nhƣ một điều gì thú vị lắm. Sau cùng Lão mới vừa nấc nấc, vừa nói.

- Mày còn ngu lắm! Mày có biết ở những nơi phồn hoa đô hội nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, ngƣơi ta bán chữ trinh của ngƣời ta bao nhiêu không? - Đến đây, Lão

xòe bàn tay ếch ra. - Năm đồng! (…)" [ tr. 279]

Để diễn đạt ý nghĩa “không có gì, không còn gì”, ngƣời ta có thể xòe bàn tay hoặc dang rộng hai tay:

VD27: "Ông Thống đứng ở đầu bàn, xòe bàn tay: - Báo cáo là kinh phí không còn một trinh, một kẽm ạ." [28,tr.58]

VD28: " Luận (..) dang rộng hai cánh hai cánh tay, thở phù một hơi: - Chằng có gì cả! Bị tịch thu hết rồi!"[29,tr.29]

Loại PTGTPNN mô phỏng, minh họa nội dung của lời khá phổ biến trong hoạt động giao tiếp, đặc biệt đƣợc các diễn giả sử dụng nhiều khi diễn thuyết, giúp cho sự diễn đạt thêm sinh động, dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)