Tác phẩm "Mùa lá rụng trong vườn" (Ma Văn Kháng)

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 107 - 112)

- Ngồi thụp xuống, ngước mắt lên

c. Tác phẩm "Mùa lá rụng trong vườn" (Ma Văn Kháng)

Nhà văn Ma Văn Kháng rất quan tâm đến việc miêu tả và đã miêu tả hết sức sinh động PTGTPNN của nhân vật. Nhờ vậy, tính cách của các nhân vật trong

"Mùa lá rụng trong vườn" đƣợc khắc họa rất đậm nét. Đặc biệt, hai nhân vật Đông

và Lý đƣợc cá tính hóa cao độ, để lại ấn tƣợng đậm nét trong lòng ngƣời đọc cũng bởi họ đƣợc nhà văn quan tâm miêu tả PTGTPNN trong giao tiếp hàng ngày.

Nhân vật Lý có một tính cách rất phức tạp. Con ngƣời chị có lúc sâu sắc, lại có khi rất nông nổi; có lúc nhân hậu, sáng trong, lại có khi nhỏ nhen, ti tiện đến mức cay nghiệt. Là ngƣời phụ nữ nhanh nhẹn, đảm đang, tháo vát trong mọi công việc, hội tụ những phẩm chất cần thiết của con ngƣời vào thời kỳ đổi mới, nhƣng ở chị lại cũng đồng thời thiếu hụt một nền tảng tri thức văn hóa cơ bản, vì vậy mà chị sống thiên về bản năng nhiều hơn lí trí. Trong con ngƣời chị lẫn lộn cả cái tốt và cái xấu, lại thiếu ngƣời hƣớng đạo nên vốn đã chông chênh lại càng chông chênh, cuối cùng sa ngã của Lý là không tránh khỏi.

Lý là nhân vật nữ đa sắc màu, không chỉ phức tạp ở tính cách mà cả ở hành động, đồng thời có những cử chỉ, điệu bộ rất đa dạng. Các PTGTPNN đƣợc Lý sử dụng trong giao tiếp hàng ngày rất phong phú, cùng các yếu tố cơ thể vận động đơn bộ phận, phối hợp các bộ phận, sự thay đổi tƣ thế, không gian cá nhân, các hành động. Con ngƣời Lý có thể thoắt vui, thoắt buồn, thoắt thiên thần rồi cũng ngay đó lại thoắt thành trần tục đến mức lỗ mãng, đầy dục vọng. Khi vui khi buồn, nhiều lúc nhân vật bộc lộ với các PTGTPNN khác nhau.

Ví dụ: "Lý bật chồm dậy, siết chặt tay Phƣợng, giọng đang nhuốm vẻ bỡn cợt bỗng cao vóng lên và có mùi vị cay chua thế nào:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 105

- Chẳng thà cứ nhƣ hồi ông ấy ở chiến trƣờng tôi lại thích, lại sung sƣớng (…). Lý khoanh tay, ngả đầu vào lƣng ghế. Mặt chị mất hẳn cái vẻ sắc sảo, lịch lãm, cả cái sắc tƣơi ròn cũng mất. Chị lờ đờ bâng khuâng và vẻ nhƣ khó hiểu với cả chính mình" [29,tr.16]

Để biểu lộ sự xúc động chân thành, Lý có thể "ngước lên, chớp chớp hai con mắt mở to, đen láy, chân tình"; "ôm chầm lấy ngƣời phụ nữ đã một thời là dâu trƣởng, nức nở"…; để mỉa mai, giễu cợt, Lý có thể trề môi, dẩu môi, giậm chân,

xỉa tay, mắt kéo một vệt nguýt sắc lẻm…; để đay nghiến, nguyền rủa, thách thức,

Lý có thể "nhếch mép cười nhạt"; "hếch mép và bĩu môi", "nghiến răng". Đặc biệt phong phú ở Lý là các PTGTPNN biểu lộ sự vui sƣớng, đắc ý: "cười ré lên, đắc chí và mãn nguyện", "cười rung cả ngực", "phì cười", "vỗ tay đồm độp, cười ha hả", "cười khành khạch"… Khi tức giận, Lý cũng biểu lộ bản tính mạnh mẽ, ƣa hành động của mình qua các cử chỉ, hành động và lời nói.

+ "- À, thế thì tôi cũng xin nói thẳng vào cái mặt anh rằng: các ngƣời cũng chẳng tốt đẹp, mĩ miều gì đâu. - Bỏ tay xoắn tóc, rút hai bàn tay lên sƣờn, môi Lý

cong vênh đẩy vẻ thách đố và ngực chị nhô hẳn về phía trước nhƣ sẵn sàng lao vào

trận chiến sinh tử, (…) sau vài giây yên lặng, chị nhƣ bỗng hóa thân, biến thành một kẻ khác trong động tác nhảy chồm chồm về phía Luận hết sức dữ tợn và những câu rủa xả trôi chảy, tựa nhƣ những câu học thuộc lòng (…) [29,tr.255].

lăn đùng ra đất, mắt sặc tiết, chân đạp, tay đấm rồi ôm mặt khóc hức hức

một cách rất oan uổng, xót xa" [29,tr.257].

+ "… mắt Lý đã giần giật tia lửa man dại. Chị nhảy vào giữa đống chăn màn, đồ dùng mới đem từ buồng ông Bằng xuống, chân giẫm đạp liên hồi và giọng giật từng hồi, đành hanh và trợn trạo (…)" [29,tr.252]

(Các PTGTPNN đƣợc Lý sử dụng rất phong phú, bộc lộ tính cách riêng của nhân vật này, xin đƣợc trích dẫn đầy đủ ở Phụ lục 2).

Trong tác phẩm, Ma Văn Kháng đã để nhân vật Luận phân tích con ngƣời Đông và Lý. Nếu nhƣ Lý nhanh nhẹn, tháo vát, thực tế, năng động, là cuộc sống tự nhiên đa sắc màu thì Đông, trái lại, chậm chạp, thản nhiên, ụ ị, mù mờ, dƣờng nhƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 106

khách quan với tất cả mọi sự kiện, kể cả việc quan thiết đến mình. Đông bản chất tốt lành nhƣng vô tình, vô tích sự. Hai ngƣời quá khác nhau về gốc gác, tâm lí, sở trƣờng, sở nguyện. Đông chỉ quen với sự đơn giản nên khi đối mặt với tình huống phức tạp, rối ren là Đông bối rối mất phƣơng hƣớng, mất tự chủ ngay. Câu nói cửa miệng quen thuộc của Đông là: "Đời đơn giản lắm chứ không có gì phức tạp đâu!”. Sau bao năm chiến đấu vì Tổ quốc, trở về sống bên vợ trong cuộc đời thƣờng, Đông tự cho mình quyền hƣởng thụ mà không bỏ công vun trồng cho cái cây hạnh phúc mà anh đã có. Đã vậy còn sống chểnh mảng trong sự ỷ lại đã tập nhiễm thành bản tính. Sống bên ngƣời vợ đầy ƣu điểm nhƣng cũng pha trộn đầy cái xấu, đầy dục vọng tầm thƣờng, Đông đã không thành ngƣời hƣớng đạo cho vợ lại còn thờ ơ, vô tình, vô trách nhiệm nên kết cục đau đớn xảy ra là không tránh khỏi.

Bản tỉnh hiền lành, chất phác của Đông bộc lộ rõ qua điệu cƣời và tiếng cƣời của anh: "Đông cười trong cổ họng nhìn ngƣời phụ nữ trẻ", "ngả người, cười khì khì thật hồn nhiên", "vỗ đùi cười hà hà", "cười khì một tiếngngắn ngủn"…

Con ngƣời Đông vốn đơn giản nên khi đối mặt với tình huống phức tạp của cuộc sống là anh bối rối ngay. Không biết giải quyết ra sao trƣớc việc của vợ con Cừ, Đông chỉ biết "thở hắt ra", "thở dài", "ngáp một cái, nhìn Phượng than thở", "gãi đầu, gãi tai, gãi gáy"… kèm câu "Gay đấy!". Khi vợ chồng Luận góp ý việc của Lý, Đông cũng chỉ biết gãi đầu, gãi tai ậm ừ. Có đến 6 lần nhà văn miểu tả cử

chỉ gãi gãi chỏm đầu, gãi tai, gãi gáy, vò đầu của Đông khi nói chuyện. Cử chỉ này

cho thấy sự bối rối, bất lực và cả sự căng thẳng, buồn chán. "Mỗi khi chúng ta lặp đi lặp lại một hay nhiều điệu bộ đơn giản, nghĩa là chúng ta đang cảm thấy buồn chán hoặc căng thẳng. Sờ hoặc xoắn tóc liên tục là một ví dụ thƣờng gặp, nhƣng nếu tách biệt nó với các điệu bộ khác thì động tác này rất có thể là dấu hiệu cho thấy ngƣời đó đang cảm thấy không chắc chắn hoặc lo âu. Ngƣời ta vuốt tóc hay vò đầu bởi vì đó là cách họ đƣợc mẹ an ủi khi còn nhỏ" [17,tr.46]

Cũng vì suy nghĩ quá đơn giản về cuộc sống nên khi đối mặt với bi kịch xảy đến với mình (vợ ngoại tình, bỏ nhà đi), Đông lại có những phản ứng hết sức tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 107

cực. Anh không khoan dung mà chỉ biết căm giận vợ, cho rằng mình không có gì sai. Anh bằng lòng để cơ quan kỉ luật Lý. Hiền lành vậy nhƣng khi tức giận và đau khổ, Đông cũng có những cử chỉ, hành động đáng sợ:

+ "Đông chồm lên, và thật bất ngờ, giáng nắm đấm xuống mặt cái bàn nƣớc".[tr.35]

+ "Mặt co rút trong nỗi đau sinh tử, Đông đập bàn gào lên thống thiết và uất hận: - Khốn nạn! Tôi ghê tởm…(…)" [tr.312]

+ "Cuối cùng, đến cao điểm, Đông tiến đến trước mặt Luận, hai mắt đỏ nọc

và giọng lạc đi". [tr.321]

(Về các PTGTPNN đƣợc nhân vật Đông sử dụng trong tác phẩm, xin xem Phụ lục 2)

Những phản ứng tiêu cực của Đông là hệ quả tất yếu của cách sống và cách nghĩ giản đơn, thụ động, một chiều anh vốn quen thuộc. Nhà văn MaVăn Kháng bằng tài năng nghệ thuật của mình đã xây dựng chân dung hai nhân vật chính, hai con ngƣời của thời đại mới, hết sức chân thực, sống động và hấp dẫn.

TIỂU KẾT

PTGTPNN xuất hiện thƣờng xuyên trong hội thoại. Các nhà văn Việt Nam hiện đại đã chú ý miêu tả các PTGTPNN đƣợc nhân vật sử dụng trong tác phẩm văn chƣơng. Nhờ đó, các cuộc hội thoại của nhân vật trong tác phẩm đƣợc tái hiện hết sức chân thực và sinh động.

Nhiều nhà văn hiện đại còn chú ý miêu tả PTGTPNN đƣợc nhân vật sử dụng trong hội thoại và xem đây nhƣ là một thủ pháp nghệ thuật để khắc họa tính cách nhân vật. Trong số các nhà văn có tác phẩm đƣợc khảo sát, đặc biệt phải kể đến là các nhà văn Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ma Văn Kháng. Nhờ miêu tả các PTGTPNN của nhân vật, các nhà văn đã thành công trong việc xây dựng tính cách và cá biệt hóa nhân vật trong tác phẩm của mình. Luận văn chƣa có điều kiện đi sâu phân tích hết tất cả các tác phẩm đƣợc khảo sát, cũng chƣa có điều kiện tìm hiểu xem PTGTPNN góp phần định hình phong cách nhà văn nhƣ thế nào. Mặc dù qua phân tích phần nào có thể nhận thấy sự khác biệt trong khuynh hƣớng lựa chọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 108

miêu tả PTGTPNN của nhân vật. Chẳng hạn, Nam Cao chú ý miêu tả các PTGTPNN bộc lộ nội tâm nhân vật trong những tình huống bi kịch; Vũ Trọng Phụng chú ý nhiều hơn đến các PTGTPNN trong giao tiếp xã giao; Ma Văn Kháng thiên về miêu tả PTGTPNN nhân vật sử dụng trong sinh hoạt đời thƣờng nhằm bộc lộ các trạng thái tình cảm phong phú của nhân vật. Ngƣời nghiên cứu xem những kết quả nghiên cứu ở chƣơng này nhƣ một sự gợi ý để ngƣời đọc thấy đƣợc vai trò của PTGTPNN trong tác phẩm văn chƣơng. Hy vọng sẽ có thêm những công trình tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 109

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)