Dâng chén bằng hai tay (trong tình huống mời uống nước)

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 72 - 73)

VD13: “- Bố xơi nƣớc ạ. - Phƣợng dâng chén trà bằng hai tay, nhỏ nhẻ” [29tr.24].

2.2.4. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thể hiện hành vi cầu xin

Cầu xin: “Xin với ai điều gì một cách khẩn khoản, thiết tha, nhẫn nhục” [10,tr.139]

Khi cầu xin ai một điều gì một có thể là ta sẽ vi phạm vào “thể diện âm tính” của ngƣời đó (J.Thomas: “Thể diện âm tính là mong muốn không bị can thiệp, mong muốn đƣợc hành động tự do theo nhƣ cách mình đã lựa chọn”, là “nhu cầu đƣợc độc lập đƣợc tự do trong hành động, không bị ngƣời khác áp đặt” (G.Yule), nó bao gồm “quyền tự do hành động mà không bị can thiệp” (G.M.Green)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70

[1,tr.264]). Do vậy ngƣời cầu xin thƣờng dùng những điệu bộ hạ thấp cơ thể, tỏ ra hết sức nhún nhƣờng trƣớc ngƣời đƣợc cầu xin, mong phần nào bù đắp phần thể diện đã mất của ngƣời đó.

Trong số tƣ liệu đƣợc khảo sát có những PTGTPNN thể hiện hành vi cầu xin của ngƣời Việt nhƣ sau:

- Chắp tay

VD14: “Con bé run đây đẩy, chắp hai tay kêu van: - Bẩm lạy hai quan lớn!” [33,tr.471]

VD15: “Ngƣời đàn bà hƣớng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay vái lia lịa: - Con lạy quý tòa…Quý tòa bắt tội con cũng đƣợc, phạt tù con cũng đƣợc, đừng bắt con bỏ nó…” [31,tr.342]

- Quỳ

VD16: “Thằng ngụy cao lớn quỳ sụp dƣới chân Kiên, nƣớc mắt tuôn ròng: - Anh thƣơng tình em! Em còn trẻ quá mà anh! Em còn mẹ già…em sắp cƣới vợ…chúng em thƣơng nhau…xin anh!” [25,tr.43]

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)