Tạo không khí thân thiện, cởi mở trong giao tiếp hàng ngày, ngƣời ta

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 86 - 89)

- Ngồi thụp xuống, ngước mắt lên

c. tạo không khí thân thiện, cởi mở trong giao tiếp hàng ngày, ngƣời ta

thƣờng dùng nụ cƣời. Có khi đó là nụ cƣời tự nhiên, cũng có khi chỉ là cƣời gƣợng để tỏ sự tôn trọng với ngƣời đối thoại và tạo không khí cởi mở cho cuộc giao tiếp.

VD46: " Mô ngừng một lát, rồi lại bĩu môi

- Con nói thật có cậu chứ đợi đến lúc cậu Đích cho con đồng bạc ăn quà thì con cũng đến chết già rồi (…)

Nó cƣời hừng hực. Thức cũng cười để khỏi lộ vẻ lạnh lùng" [32,tr.124].

VD47: " Mịch lấy tách ra, rót một chén nƣớc, để ở bàn. Long vẫn đứng nguyên nhƣ thế. Mịch phải có giấu sự sợ hãi, gượng cười mời một lần nữa

- Kìa, mời anh ngồi xuống chứ sao lại cứ đứng thế !

Long thẫn thờ ngồi xuống ghế. Mịch hỏi qua những cái cười giòn:

- Đƣơng ngồi một mình buồn quá, may sao anh lại đến chơi…" [33,tr.402].

2.5.7. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ biểu thị tình cảm, cảm xúc người nói

PTGTPNN truyền tải lƣợng lớn tình cảm, cảm xúc của ngƣời nói. Ngƣời ta có thể che giấu các trạng thái tình cảm, cảm xúc qua lời nói nhƣng rất khó có thể che giấu đƣợc qua các PTGTPNN. Hoàn cảnh giao tiếp đƣơng diện (mặt đối mặt) sẽ giúp ta nhận biết đƣợc tình cảm thật của đối phƣơng, nếu biết "đọc" ngôn ngữ cử chỉ. Cũng vì lí do này mà trong nhiều tình huống, để che giấu cảm xúc của mình ngƣời ta thƣờng chọn cách viết thƣ, gọi điện thoại thay cho gặp mặt trực tiếp.

PTGTPNN có thể biểu thị cảm xúc, tình cảm của ngƣời nói, điều này đã đƣợc trình bày ở mục h, 1.3.1 (chƣơng 1). Ở đây chỉ xin phân tích một ví dụ chứng minh cho hiệu quả nói trên của PTGTPNN.

VD48: (...)Đến lúc nói với quý quan ngƣời đồng bào thì nghị Hách nói một cách hùng hồn không ngờ.

“Thƣa các bà. Thƣa các cô. Thƣa các ngài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84

vùng quê (...)Tôi đã thấy những cảnh lầm than, những cảnh ai oán, những cảnh não lòng! Tôi... tôi cũng là ngƣời, tôi không thể... không thể... không sao...”.

Đến đây, nghị Hách nghẹn ngào, hậm hực, tay đưa lên giữ cổ, không nói đƣợc nữa. (...)Nghị Hách để hai tay chống bàn, cúi mặt xuống. Trong óc lão hiện ra cái cảnh tƣợng vợ lão lõa lồ thân thể nằm ôm thằng cung văn. Lão nghĩ đến Long là con lão, đến Tú Anh là con riêng của vợ lão, đến những câu nói ghê gớm của khóa Hiền... Bất giác nƣớc mắt lão ở đâu ứa ra lã chã...

Nghị Hách lắc đầu một cái, không lau nƣớc mắt, ngẩng cao mặt lên. Các quan khách sụt sùi cảm động, đánh trống ngực mà nghe lão nói tiếp:

“Thật vậy, tôi thƣơng xót đồng bào tôi quá, tôi thấy tôi không hy sinh một ít tài sản thì là có tội to! Do thế có hai buổi phát chẩn vừa rồi. Do thế mà tờ báo xƣa nay vẫn hô đòi kiểm soát nƣớc mắm để định chiếm độc quyền, cứ công kích tôi là buôn dân, là làm cộng sản, là ăn tiền của nƣớc Nga! Ha ha ha!...

Nghị Hách thở dài, cười nhạt rất to, lại nói:

“Nhƣng tôi bỏ mặc ngoài tai dƣ luận. Tôi đã có lƣơng tâm tôi xét xử tôi. Đẻ ra là bình dân, tôi xin giữ lòng trung thành với bình dân cho đến chết!”

Rồi ngừng hẳn. Các quan khách vỗ tay kêu ran [33, tr.487]

Trong quá trình diễn thuyết trƣớc công chúng nghị Hách đã sử dụng PTGTPNN biểu hiện nỗi đau khổ (đưa tay giữ cổ), kìm nén đau khổ (lắc đầu một

cái ,ngẩng mặt lên), cả sự khinh bỉ (thở dài, cười nhạt). Nỗi đau khổ của nghị Hách

là chân thật, nhƣng đó chỉ là vì lão nghĩ đến cảnh ngộ riêng của mình (vợ ngoại tình, đứa con lão yêu mến, tin tƣởng thì nay biết là không phải con lão…). Nỗi đau khổ ấy xuất phát từ đáy lòng nên mọi ngƣời không nhận ra sự giả dối trong đó, hơn nữa, nó còn làm cho ngƣời nghe hết sức cảm động và nhiệt liệt tán thƣởng. Ta càng thấy sự gian manh của nghị Hách khi lão sẵn sàng lợi dụng cả nỗi đau cuả riêng mình để đánh lừa công chúng, đóng kịch trƣớc công chúng hòng đạt đƣợc tham vọng thăng quan tiến chức, tham vọng bội thu trong sự nghiệp kinh doanh của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85

2.5.8. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ giúp ngƣời nghe nhận biết được độ tin cậy, tính nghiêm túc, chân thành của lời nói tin cậy, tính nghiêm túc, chân thành của lời nói

Nhờ các PTGTPNN nhƣ nghiêm nét mặt, nhìn thẳng vào ngƣời đối thoại… trong các ví dụ sau mà ngƣời nghe có thể nhận biết đƣợc mức độ nghiêm túc, chân thành, độ tin cậy của lời nói phát ra từ phía ngƣời phát (vai nói).

VD49: "Hãy nghe tao, Can! Đi thế này là tự sát và nhục nhã lắm!

- Sát, thì tôi đã sát nhiều rồi, có tự sát thì cũng chẳng biết ghê tay đâu. Thành thật đấy, còn nhục? - Can từ từ đứng dậy, đối diện nhìn thẳng mắt Kiên. - Cả đời đi đánh nhau, thú thật, tôi chả thấy cái trò này là có gì vinh (…)" [25,tr.25]

VD50: "Mô ngửa mặt lên cƣời rồi lại nghiêm nét mặt và hạ giọng nói cho thấp xuống: - Thƣa cậu, không phải là con nói đùa, nhƣng cứ kể ăn uống nhƣ nhà ta thì không đƣợc bằng những nhà thuyền thợ thật (…)" [32,tr126]

VD51: "Đúng nhƣ Luận dự đoán, anh cán bộ tổ chức sau khi hỏi qua về vợ chồng Đông - Lý, nhìn thẳng vào mặt Đông, giọng thật nghiêm trang.

- Xin báo để anh biết, hiện giờ chị Lý sống chung nhƣ vợ chồng chính thức với một ngƣời đàn ông (…). Chúng tôi đã giáo dục nhiều lần. Tƣởng chị ấy hối lỗi nên chúng tôi đã cho chị ấy vào công tác ở trạm thƣờng trực trong Sài Gòn (…) nhƣng, thật không ngờ! Nay, tình hình nhƣ vậy, chúng tôi quyết định kỷ luật sa thải chị ấy. Về việc này gia đình ta có ý kiến gì không?" [29,tr322]

2.5.9. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ giúp nhận biết thông tin về quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp

Bên cạnh lời nói, PTGTPNN cũng giúp ta nhận biết thông tin về quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp nhƣ thông tin về vị thế xã hội, vị thế giao tiếp, về quan hệ thân cận hay xa lạ, trình độ tri thức, văn hóa…

Chẳng hạn, quan sát PTGTPNN mà các nhân vật sử dụng trong ví dụ 52, 53 sau đây ta dễ dàng nhận ra quan hệ giữa họ là quan hệ tình cảm thân mật. Những cử chỉ rất tự nhiên, thoải mái đƣợc sử dụng cũng giúp nhận biết phần nào vị thế xã hội của họ. Đây thƣờng là cách bày tỏ tình cảm của những đôi nam nữ bình dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86

VD52: "Hắn bẹo Thị Nở một cái làm thị nẩy hẳn ngƣời lên và hắn cười, hắn lại bảo: - Đằng ấy còn nhớ gì hôm qua không?

Thị phát khẽ hắn một cái, làm ra vẻ không ƣa đùa. Sao mà e lệ thế! Xấu mà e

lệ cũng đáng yêu. Hắn cười ngất, và muốn là thị thẹn thùng hơn nữa, hắn vẹo thị một cái thật đau vào đùi" [30,tr.41].

VD53: "Hắn chặc lưỡi:

- Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chả nhẽ chƣa tối đã rúc vào ngay, hì hì…

- Khỉ gió. - Thị phát đánh đét vào lƣng hắn, khoặm mặt lại. Hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách" [26,tr.108]

Qua PTGTPNN và lời nói mà Xuân Tóc Đỏ dùng để giao tiếp với đốc tờ Trực Ngôn và ông Văn Minh trong ví dụ sau, ta nhận biết đƣợc vị thế xã hội của Xuân đã đƣợc đẩy lên ngang hàng với hai nhân vật trong giới thƣợng lƣu tƣ sản của xã hội "Số đỏ".

VD 54: "Xuân Tóc Đỏ vỗ vai rất thân mật ông đốc tờ Trực Ngôn, nháy ông ta ra cửa sổ để thì thào:

- Tuy tôi không đƣợc mời đến khám bệnh nhƣ ngài, nhƣng tôi biết cậu bé lắm. Này ngài, chỗ anh em mình với nhau. thì tôi xin mách ngài rằng quả là cậu đến tuổi dậy thì đấy mà thôi (…)" [34,tr.402]

VD55: "Sau cùng thì cũng nhƣ những kẻ tài trí vững tin ở mình, Xuân Tóc Đỏ thỉnh thoảng lại vỗ vai Văn Minh một cách thân mật mà rằng:

- Rồi tôi cũng cất nhắc anh lên đƣờng công danh nhƣ Chim, Giao cất nhắc ông bầu Yên! (…)" [34,tr.440]

2.5.10. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là tín hiệu chuyển giao lượt lời hay cắt ngang lượt lời, báo cho người nghe biết là lượt lời này dành cho họ cắt ngang lượt lời, báo cho người nghe biết là lượt lời này dành cho họ

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)