Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đơn nghĩa về cái biểu hiện

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 62 - 64)

- Xòe bàn tay:

1.3.3.Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đơn nghĩa về cái biểu hiện

Các PTGTPNN mà mối quan hệ giữa mặt hình thức của tín hiệu (cái biểu hiện) và mặt nội dung (cái đƣợc biểu hiện) là một đối một (1:1) không nhiều. Bởi nhƣ đã nói, các PTGTPNN do các bộ phận cơ thể con ngƣời tạo ra không nhiều, trong khi nhu cầu biểu hiện của chúng lại rất lớn. Những phƣơng tiện phi ngôn ngữ đơn nghĩa về cái đƣợc biểu hiện thƣờng do mối quan hệ giữa mặt hình thức và nội dung của chúng mang tính cụ tƣợng nhiều hơn là tính phù hiệu (quy ƣớc), do vậy nhìn vào nó ngƣời ta chỉ có thể liên hệ đến ý nghĩa này mà không (hay khó) liên hệ với ý nghĩa khác. Có thể chỉ ra vài ví dụ:

- Bịt tai: Không muốn nghe VD110: “- Đừng nói nữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60

- Bịt miệng người đối thoại: Không cho nói nữa

VD111: “Y bịt lấy miệng Liên: - Ai bắt mình thề? (…)” [32,tr.276] - Đặt dọc ngón trỏ lên môi người đối thoại: Không cho nói

VD112: “Phƣợng không để anh nói, cô đặt dọc ngón tay trỏ lên môi anh

(…)” [29,tr.163]

TIỂU KẾT

Tìm hiểu về PTGTPNN, luận văn đã nêu cách hiểu về loại phƣơng tiện này và xây dựng đƣợc những tiêu chí cần thiết để nhận diện các PTGTPNN. Khái niệm PTGTPNN ở đây đƣợc quan niệm rộng, gồm những tín hiệu cơ thể - vận động do con ngƣời cố ý hay hay không cố ý tạo ra trong quá trình giao tiếp mà có khả năng mang lại cho ngƣời tiếp nhận một giá trị thông báo bổ sung nào đó.

PTGTPNN mang bản chất tín hiệu, đáp ứng những yêu cầu cần có của một tín hiệu: có tính hai mặt – cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện, có thể cảm nhận đƣợc bằng các giác quan, có tính hệ thống.

Xét PTGTPNN ở phƣơng diện cái biểu hiện, luận văn phân loại chúng theo khả năng tiếp nhận của các giác quan đối với cái biểu hiện. Kết quả tìm hiểu cho thấy, các PTGTPNN đƣợc tiếp nhận bằng thị giác là phong phú nhất, tiếp đến là các PTGTPNN đƣợc tiếp nhận bằng nhiều giác quan (thị giác và thính giác, thị giác và xúc giác). Giác quan thị giác hầu nhƣ luôn đƣợc dùng để nhận biết các PTGTPNN bởi không mấy ai lại “nhắm mắt” khi đối thoại.

Xét PTGTPNN ở phƣơng diện cái đƣợc biểu hiện, luận văn phân loại các PTGTPNN thành: PTGTPNN đồng nghĩa (nhiều PTGTPNN cùng biểu thị một ý nghĩa), PTGTPNN đa nghĩa (một PTGTPNN có thể biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy tình huống giao tiếp mà nhận biết) và PTGTPNN đơn nghĩa về cái đƣợc biểu hiện (một PTGTPNN chỉ biểu thị một ý nghĩa duy nhất). Do số lƣợng hữu hạn trong khi nhu cầu biểu hiện lại rất lớn nên hầu hết các PTGTPNN là đồng nghĩa và đa nghĩa về cái đƣợc biểu hiện. Các PTGTPNN đơn nghĩa rất ít. Giữa cái biểu hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61

và cái đƣợc biểu hiện của PTGTPNN đơn nghĩa thƣờng có mối liên hệ tự nhiên mà nhìn vào đó, ngƣời ta chỉ có thể hiểu một nghĩa duy nhất.

Ý nghĩa biểu hiện của PTGTPNN là rất phong phú và tinh tế. Ngƣời tham gia giao tiếp nếu chú ý quan sát sẽ thu đƣợc nhiều thông tin thú vị.

Chƣơng 2

CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG HỌC

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 62 - 64)