PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN CÁI BIỂU HIỆN (TỨC MẶT HÌNH THỨC CỦA TÍN HIỆU)

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 30 - 31)

e. Thiết nghĩ, việc phân biệt các yếu tố cơ thể vận động là cố ý hay không

1.2.PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN CÁI BIỂU HIỆN (TỨC MẶT HÌNH THỨC CỦA TÍN HIỆU)

DIỆN CÁI BIỂU HIỆN (TỨC MẶT HÌNH THỨC CỦA TÍN HIỆU)

Có thể phân loại PTGTPNN dựa vào các tiêu chí khác nhau nhƣ dựa vào chức năng biểu hiện, dựa vào các bộ phận cơ thể tạo ra PTGTPNN, dựa vào tính chất đơn lẻ hay tính chất phối hợp của các yếu tố thuộc về PTGTPNN,… Ở đây, xét PTGTPNN với tƣ cách tín hiệu, có thể phân loại các tín hiệu này theo khả năng tiếp nhận của các giác quan đối với cái biểu hiện.

Cần lƣu ý rằng sự tiếp nhận đƣợc xét ở đây là sự tiếp nhận từ phía ngƣời nghe, chứ không phải từ phía chủ thể phát ngôn. Các PTGTPNN thu thập đƣợc trong các tác phẩm văn chƣơng rất phong phú, có thể là một yếu tố cơ thể - vận động, cũng có thể phối hợp nhiều yếu tố cơ thể - vận động; có khi cùng một cái đƣợc biểu hiện chẳng hạn nhƣng nhà văn lại dùng nhiều cách miêu tả khác nhau (ví dụ: bĩu môi, giẩu mỏ, chúm môi, thưỡn cái môi dưới,…). Ở phần này chỉ xin liệt kê các PTGTPNN mà nhân vật có sử dụng trong hội thoại, không kể đến tính

chất phối hợp của các yếu tố cơ thể vận động, nhằm giúp ngƣời đọc hình dung ra

phần nào sự phong phú của PTGTPNN đƣợc sử dụng trong hoạt động giao tiếp của ngƣời Việt. Có nhiều yếu tố cơ thể - vận động gần giống nhau thì luận văn chỉ dẫn một ví dụ đại diện, hoặc giới thiệu chung trong một mục. Sự sắp xếp theo phạm trù bộ phận cơ thể tạo ra PTGTPNN nhƣ sau đây là để tiện theo dõi (ví dụ PTGTPNN dùng mắt, dùng tay, dùng nét mặt,…)

Kết quả khảo sát cho thấy: cái biểu hiện của PTGTPNN có thể đƣợc tiếp nhận bằng nhiều giác quan, tập trung là thị giác, thính giác, xúc giác (sự tiếp xúc cơ thể). Các yếu tố cơ thể - vận động không tạo ra mùi vị, do đó không có sự tiếp nhận bằng khứu giác, vị giác. Thêm nữa trong giao tiếp đƣơng diện (mặt đối mặt) luôn luôn có sự quan sát bằng mắt (trừ khi cuộc hội thoại diễn ra trong bóng đêm, lúc này cần sử dụng nhiều PTGTPNN đƣợc tiếp nhận bằng thính giác, xúc giác), do vậy thị giác luôn tham gia tiếp nhận PTGTPNN. Cũng vì vậy mà PTGTPNN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28

đƣợc tiếp nhận bằng giác quan này nhiều hơn cả. Các yếu tố đƣợc tiếp nhận bằng thính giác, xúc giác phần lớn đồng thời đƣợc cảm nhận bằng cả giác quan này (bởi không mấy ai lại nhắm mắt khi hội thoại, cũng vì vậy mà PTGTPNN mới trở nên có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp đƣơng diện). Trong số các tín hiệu khảo sát đƣợc, không có PTGTPNN nào đƣợc tiếp nhận đơn thuần bằng thính giác. Chỉ có một cuộc hội thoại diễn ra trong đêm giữa nhân vật Thứ và San trong tác phẩm “Sống mòn” có sử dụng cử chỉ véo tai, hích tay đƣợc tạm xếp vào loại đƣợc tiếp nhận bằng xúc giác, mặc dù hai cử chỉ này nếu sử dụng trong điều kiện ánh sáng thì hoàn toàn có thể trở thành tín hiệu hỗn đồng (tín hiệu đƣợc cảm nhận đồng thời bằng nhiều giác quan, ở đây là thị giác và xúc giác).

Sau đây là bảng liệt kê các PTGTPNN khảo sát đƣợc.

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT docx (Trang 30 - 31)