Cân bằng của một vật có mặt chân đế

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng vật lý 10 cơ bản 1 (Trang 153 - 154)

C. 15N D 25N b) Góc giữa hai lực đồng quy là bao nhiêu ?

Cân bằng của một vật có mặt chân đế

I − Mục tiêu

1. Về kiến thức

− Phân biệt đ−ợc các dạng cân bằng: bền, không bền và cân bằng phiếm định. − Phát biểu đ−ợc điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.

2. Về kĩ năng

− Xác định đ−ợc dạng cân bằng của vật.

− Xác định đ−ợc mặt chân đế của một vật đặt trên một mặt phẳng đỡ.

− Vận dụng đ−ợc điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế trong việc giải các bài tập.

− Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng. II − Chuẩn bị

Giáo viên

Chuẩn bị các thí nghiệm theo hình 20.2, 20.3, 20.4, 20.6 SGK.

Học sinh

Ôn lại kiến thức về momen lực.

III − Thiết kế hoạt động dạy học

Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1. (10 phút)

Phân biệt ba dạng cân bằng

Cá nhân nhận thức vấn đề của bài học.

Đặt vấn đề: Qua các bài học tr−ớc chúng ta đã biết một vật ở trạng thái cân bằng khi điều kiện cân bằng đ−ợc thỏa mãn. Nh−ng liệu trạng thái cân bằng của các vật khác nhau có giống nhau không ? Trong bài học này ta sẽ nghiên cứu để tìm ra tính chất khác nhau của các trạng thái cân bằng hay các dạng cân bằng.

Trả lời : Theo cách bố trí ta thấy th−ớc là một vật có trục quay cố định. ở vị trí thẳng đứng trọng lực tác dụng lên th−ớc có giá đi qua trục quay nên có momen bằng không do đó th−ớc ở trạng thái cân bằng. HS quan sát, mô tả. − Vị trí nh− hình a) sau khi bị lệch th−ớc quay ra xa vị trí cân bằng vì lúc này trọng lực có giá không đi qua trục quay, gây ra momen làm quay th−ớc theo chiều ra xa vị trí ban đầu.

GV để th−ớc ở ba vị trí cân bằng theo các hình vẽ sau :

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng vật lý 10 cơ bản 1 (Trang 153 - 154)