Nguyên nhân và cơ chế dẫn đến bệnh béo phì:

Một phần của tài liệu Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt (Trang 84 - 85)

Phần 3: SỰ DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT 3.1 DINH DƯỠNG PHỤ NỮ MANG THAI:

3.6.1 Nguyên nhân và cơ chế dẫn đến bệnh béo phì:

Cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ vào trạng thái cân bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tăng lên cĩ thể do chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu hoạc do nếp sống làm việc tĩnh lại ít tiêu hao năng lượng. Người ta nhận thấy 60-80% trường hợp béo phì là do nguyên nhân dinh dưỡng bên cạnh đĩ cịn cĩ thể các rối loạn hĩa trong cơ thể thơng qua vai trị của hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng và tuyến tụy. Các chất protein, lipid, glucid đều cĩ thể chuyển hĩa thành chất béo dự trữ. Vì vậy khơng nên ăn nhiều thịt, mỡ gây béo mà cũng khơng nên ăn nhiều quá chất bột, đường, đồ ngọt.

 Khẩu phần ăn và tập quán dinh dưỡng:

- Năng lượng dự trữ trong cơ thể là hiệu số giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Khi hiệu số này dương tính và xảy ra trong một thời gian khá dài thì mới cĩ khả năng phát triển thành béo phì. Năng lượng thường được hấp thụ và dự trữ dưới dạng mỡ nhiều hơn là được oxi hĩa để tạo thành nhiệt lượng.

- Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em béo phì là do háo ăn và nhất là các thức ăn cĩ hàm lượng mỡ cao, các loại thức ăn cĩ nhiều chất bột, đường, đồ ngọt những thức ăn nhanh nấu sẵn miễn cưỡng ăn rau. Đặc biệt thĩi quen ăn nhiều vào buổi tối cũng là một trong những nguyên nhân gây béo phì.

- Những thức ăn hấp thụ nhanh đặc biệt là carbonhydrate gay tăng nhanh Glucose, Insulin trong máu, kế đĩ làm giảm glucose và gây thèm ăn nhiều hơn.

- Bệnh béo phì, tim mạch, đái tháo đường thường gắn liền với gia đình cĩ khả năng kinh tế cao.

- Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỉ lệ béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩng tại hơn, thời gian dành cho xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, lái xe…

- Đối với người hoạt động thể lực nhiều thường ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, khi họ thay đổi lối sống hoạt động nhưng vẫn giữ thĩi quen ăn nhiều cho nên bị béo. Điều này giải thích béo phì ở tuổi trung niên, hiện tượng béo phì ở các vận động viên sau khi giải thể và cơng nhân lao động chân tay cĩ xu hướng béo phì khi về hưu.

 Yếu tố di truyền:

- Đáp ứng sinh nhiệt kém cĩ thể do di truyền. Nĩ cĩ vai trị nhất định đối với béo phì, những trẻ béo phì thường cĩ cha mẹ béo, tuy nhiên nhìn trên đa số cộng động yếu tố này khơng lớn.

- Theo Mayer J, (1995) nếu cả bố mẹ đều bị béo phì thì cĩ 80% con họ sẽ bị béo phì. Nếu một trong hai người bị béo phì thì 40% con họ sẽ bị béo phì. Ngược lại nếu bố mẹ bình thuờng thì khả năng con bị béo phì chỉ chiếm 7%.

 Yếu tố kinh tế xã hội:

- Ở nước ta đang phát triển, tỉ lệ người béo phì ở tầng lớp nghèo thường thấp (thiếu ăn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khĩ khăn) và béo phì như một đặc điểm của giàu cĩ (béo tốt).

- Ở các nước đã phát triển, thiếu ăn khơng cịn phổ biến nữa thì tỉ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với tầng lớp trên.

- Nguyên nhân ở các nước nghèo, sự tiếp cận thực phẩm hạn chế cho nên béo phì theo quan điểm của họ là giàu cĩ khỏe mạnh. Ngược lại ở nước giàu cĩ béo phì bị xem là kém thơng minh, chậm chạp, thiếu kiềm chế.

- Ở nhiều nước phát triển tỉ lệ béo phì lên đến 30-40%, cao nhất là độ tuổi trung niên, cho nên chống béo phì đang trở thành mục tiêu sức khỏe cơng đồng quan trọng.

- Ở Việt Nam, tỉ lệ béo phì cịn thấp nhưng đang cĩ xu hướng gia tăng nên cần cĩ sự can thiệp kịp thời.

 Suy dinh dưỡng thể thấp cịi: cĩ mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng trước đĩ với thừa dinh dưỡng về sau là sự kết hợp đặc biệt nguy hiểm. Người ta nhận thấy những trẻ cân nặng khi sinh và lúc một tuổi thấp thì về sau mỡ cĩ khuynh hướng tập trung ở bụng.

Một phần của tài liệu Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w