Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai.

Một phần của tài liệu Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt (Trang 69 - 73)

Phần 3: SỰ DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT 3.1 DINH DƯỠNG PHỤ NỮ MANG THAI:

3.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai.

Vời những thay đổi về sinh lý và sinh hĩa của cơ thể người phụ nữ trong thời gian mang thai cũng như sự phát triển của bào thai người phụ nữ phải tích lũy những chất dinh dưỡng để sử dụng cho thời kỳ nuơi con và để bủ đắp lại những mất mát sau khi

 Nhu cầu về năng lượng:

Nhu cầu về năng lượng khi mang thai tăng lên bởi những lý do sau:

- Sự phát triển và hoạt động sinh lý của thai nhi (địi hỏi 125kcal/ngày vào những tháng cuối)

- Sự phát triển của tử cung.

- Sự tăng trọng lượng của người mẹ.

- Người mẹ phải thêm những hoạt động để mang thai nhi và trọng lượng cơ thể - Chuyển hĩa cơ bản tăng lên.

Người ta thấy rằng tất cả những những thay đổi năng lượng trong quá trình mang thai trong cả 9 tháng là 85000 kcal, điều đĩ tương đương với việc thêm vào 300 kcal/ngày, cĩ nghĩa là nhu cầu năng lượng cần cung cấp tối thiểu phải đạt từ 2400-2500 kcal/ngày. Khi đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng, cơ thể người mẹ sẽ cĩ được năng lượng dự trữ cho quá trình tạo sữa sau này.

 Nhu cầu về protein:

Khi mang thai, nhu cầu protein ở người mẹ tăng lên cùng với sự phát triển của thai, một phần để tổng hợp protein cho cơ thể mẹ để tăng lượng máu, giúp cho tử cung, vú phát triển và tích lũy mỡ… đồng thời cần phải cung cấp protein cho thai cùng nhau thai hình thành và phát triển. Lượng protein trong khẩu phần mỗi ngày của người mẹ cĩ thai cần 70- 90g. Các loại thức ăn động vật như thịt cá, trứng, sữa cĩ nhiều protein tốt.

 Nhu cầu về lipid:

Thực tế, dự trữ chất béo ở bào thai rất ít. Trong ba tháng đầu, bào thai chỉ cĩ 0,5% lipid bởi lẽ chỉ cĩ lipid cần thiết cho xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh. Đến 20 tuần sau, tỷ lệ chất béo tăng dần ở bào thai, đến cuối thai kỳ lượng lipid tăng lên đến 16%. Chất béo ở bào thai được tổng hợp từ glucose và các acid béo, đặc biệt là các acid béo cần thiết.

Với người mẹ cĩ thai, dầu mỡ khơng những cĩ tác dụng hấp thụ các vitamin A,D, E mà cịn cĩ tác dụng bảo vệ thai, giúp cho thai chĩng lớn, cịn mẹ thì khỏe mạnh.

Nhu cầu chất béo cho một phụ nữ cĩ thai mỗi ngày cần khoảng 30% năng lượng.  Nhu cầu chất khống và các yếu tố vi lượng:

 Canxi: cần thiết cho phụ nữ mang thai để cung cấp cho thai nhi xây dựng xương, người mẹ chuyển canxi cho trẻ từ khi bắt đầu mang thai đền khi sinh khoảng 30g. Người mẹ cĩ tình trạng dinh dưỡng tốt kho dự trữ cĩ trên 1000g canxi sẽ chuyển 9g từ bản thân người mẹ. Nhu cầu canxi ở những tháng đầu khi mang thai chỉ cần

tăng lên 110mg/ngày, từ thai kỳ thứ 2 sẽ tăng thêm 350mg/ngày, nhu cầu canxi của phụ nữ mang thai 6 tháng cuối là 1000mg/ngày.

 Sắt: trẻ sơ sinh cĩ hàm lượng hemoglobin trong máu cao từ 18-22g/dL và lượng sắt dự trữ của thai nhi tăng lên từ cuối tháng 3 đến tháng thứ 6. Để cung cấp đủ lượng sắt này, người mẹ cần chuyển cho thai nhi từ 200-370mg sắt trong suốt quát trình mang thai. Ngồi lượng sắt cho thai nhi, người mẹ cần từ 30-170mg cho hình thành nhau thai, 450mg cho việc tăng khối lượng máu và 250mg cho quá trình mất máu khi sinh. Nhu cầu tồn bộ quá trình mang thai người mẹ cần 840mg sắt. Như vậy, hàng ngày người mẹ mang thai cần được cung cấp lượng sắt là 3mg, để đáp ứng nhu cầu thực sự đĩ người mẹ cần lượng sắt trong khẩu phần là 30mg/ngày.

 Iốt: thiếu iốt trong thời kỳ mang thai cĩ thể gây sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Trẻ sinh ra cĩ thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn, hoặc các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay chân, nĩi ngọng, câm điếc, mắt lác. Cần dùng 175- 200mcg iốt/ngày. Sử dụng muối, bột canh cĩ iốt và những thức ăn từ biển (cá, sị, rong biển).

 Kẽm: nhu cầu kẽm ở phụ nữ cĩ thai tăng lên vì để cung cấp cho tồn bộ quá trình hình thành thai nhi và tạo mơ của người mẹ là 100mg cho cả thời kỳ mang thai.Nhu cầu kẽm cho phụ nữ bình thường là 12mg/ngày, để đảm bảo nhu cầu phụ nữ mang thai cần được thêm 6mg/ngày.

 Nhu cầu về vitamin:  Vitamin tan trong dầu:

- Vitamin A: trong thời kỳ mang thai cần 600mcg/ngày. Trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén, khoảng 1,4mg retinol được chuyển cho thai nhi. Điều này cĩ thể khơng cần phải bổ sung thêm nếu người mẹ cĩ dự trữ vitamin bình thường. Nếu phụ nữ cĩ thai cĩ dự trữ vitamin A thấp, cần phải bổ sung một lượng 200RE vitamin A/ngày, cĩ thể cĩ nguy hiểm nếu bổ sung với liều >20.000RE/ngày, gây dị dạng thai nghén. Do vậy với phụ nữ cĩ thai khơng nên dùng quá liều vitamin A.

- Vitamin D: cần bổ sung 10mcg/ngày và dành nhiều thời gian hoạt động ngồi trời. Vitamin D giúp cho sự hấp thụ các khống chất như canxi, phospho. Thai nhi trong 6 tuần cuối cùng của thời kỳ thai nghén nhận được khoảng 50% lượng canxi của tổng số, vì vậy trẻ đẻ non thường bị thiếu canxi. Để dự phịng cịi xương cho con, nên uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000 UI/3tuần, mỗi tuần 200.000 UI.

- Vitamin E: trong thời gian mang thai, lượng vitamin E của người mẹ tăng cao, thêm 2mg TE/ngày so với bình thường (trong đĩ, 1 TE= 1mg (1UI) α - tocopherol)

- Vitamin K: Nhu cầu cho phụ nữ cĩ thai khơng đổi so với giai đoạn bình thường, nghĩa là khoảng 60-80mcg/ngày.

 Vitamin tan trong nước:

- Vitamin B1: nhu cầu Vitamin B1 là 1,1mg/ngày. - Vitamin B2: nhu cầu là 1,5mg/ngày.

- Acid folic: acid folic cĩ vai trị quan trọng trong quá trình thụ thai để hạn chế những khiếm khuyết của ống thần kinh, cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của em bé, đặc biệt là trong những tuần lễ đầu. Cơ thể khơng tích trữ được dưỡng chất này. Trong thời gian mang thai, cơ thể bài tiết acid folic gấp nhiều lần so với lúc bình thường, do đĩ cần phải cung cấp acid folic mỗi ngày. Nên bổ sung 300-400mcg/ngày.

- Vitamin C: giúp xây dựng một bánh nhau bền chắt, làm tăng sức đề kháng của cơ thể và giúp bạn dễ hấp thụ chất sắt. Nhu cầu là 80mg/ngày.

- Niacin (PP): người trưởng thành cần 6,6mg/1000kcal, phụ nữ cĩ thai thêm 2NE/ngày.

- Vitamin B12: nhu cầu là 1,4mcg/ngày. - Vitamin B6: nhu cầu khoảng 2,2-2,6mg/ngày. 3.2 DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ NUƠI CON:

3.2.1 Đại cương:

Việc cung cấp thực phẩm tốt cả về lượng cũng như về chất cho người phụ nữ lúc mang thai đã là điều quan trọng, nhưng sau khi sinh đẻ, nếu người phụ nữ nuơi con bằng sữa của mình thì vấn đề gia tăng dinh dưỡng cho họ cịn khẩn thiết và quan trọng hơn nữa. Trung bình trong hai tuần lễ đầu tiên người phụ nữ mỗi ngày phải cung ứng cho đứa con khoảng 500ml sữa, sau đĩ tăng dần đến khoảng 1000ml sữa ở tháng thứ 5. Để cĩ một lượng sữa, loại thực phẩm cĩ gía trị dinh dưỡng tuyệt hảo, như vậy, và để cĩ sức chăm sĩc con của người mẹ đã phải tiêu hao một lượng năng lượng lớn. Những mất mát đĩ bắt buộc phải được đền bù cho người mẹ trong thời gian nuơi con bằng sữa.

Sữa mẹ được coi là thực phẩm tuyệt hảo cho đứa con với những ưu điểm sau đây: - Hồn tồn trong sạch và vơ nhiễm.

- Cĩ giá trị dinh dưỡng gần như hồn hảo cho sự tăng trưởng và khỏe mạnh của đứa con trong 4, 5 tháng đầu tiên.

- Khơng mang lại bất cứ sự dị ứng nào cho đứa trẻ như các loại sữa khác, trừ trường hợp ngoại lệ liên quan đến sự dị ứng di truyền của gia đình.

- Giá trị tinh thần và tâm lý thắt chặt tình mẫu tử hơn khi chính người mẹ đã mang dinh dưỡng của cơ thể mình ra nuơi con.

- Hợp với thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w