III. Các loại suy luận
3. Phân loại theo độ tin cậy của kết luận
Nếu suy luận đảm bảo từ các tiền đềđúng kết luận sẽ chắc chắn đúng thì loại suy luận đĩ là suy luận diễn dịch. Cịn nếu các tiền đềđúng, nhưng suy luận khơng đảm bảo kết luận là chắc chắn đúng thì loại suy luận đĩ là suy luận quy nạp. Đây là cách hiểu hiện đại của các thuật ngữ suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp. Cịn trong logic truyền thống người ta cho rằng suy luận, trong đĩ từ tiền đề là tri thức khái quát rút ra kết luận là tri thức riêng lẻ, thì gọi là suy luận diễn dịch. Suy luận trong đĩ từ các tiền đề là các tri thức riêng lẻ ta khái quát hố lên thành kết luận là tri thức chung, khái quát, thì gọi là suy luận quy nạp. Ngồi hai loại này cịn
cĩ dạng suy luận thứ ba là tương tự, hay cịn gọi là loại suy, là loại suy luận, trong đĩ từ tri thức về một đối tượng hay một mối quan hệ nào đĩ, dựa trên sự tương đồng của đối tượng hay quan hệ này với một đối tượng hay quan hệ khác nhận được tri thức vềđối tượng hay quan hệ thứ hai này.
Các tam đoạn luận đơn đã dẫn trên đây là các ví dụ suy luận diễn dịch. Nếu trong ví dụ 4(b) ta thấy cĩ tiền đề là quy luật chung, khái quát “Mọi sinh viên hiện nay đều phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính”, từđĩngười ta rút ra kết luận là tri thức về một đối tượng sinh viên riêng lẻ“Minh phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính” theo đúng như quan điểm truyền thống về diễn dịch, thì ở ví dụ 4(b) khĩ nĩi rằng tri thức trong các tiền đề khái quát hơn so với tri thức cĩ trong kết luận, vì cũng đều nĩi về cùng một đối tượng (nước X). Rõ ràng là ởđây quan điểm hiện đại về diễn dịch hợp lý hơn.
Sau đây là một suy luận quy nạp (theo cả hai quan điểm truyền thống và hiện đại”.
Ví dụ 5:
Aristote, Descartes, Newton, Leibniz, Poincaré, Einstein, Bohr, Heizenberg đều là các nhà khoa học tự nhiên vĩđại và đều là các nhà triết học lớn. Vậy các nhà khoa học tự nhiên vĩđại đều là các nhà triết học lớn.
Trong ví dụ này ta thấy từ các trường hợp riêng Aristote, Descartes, Newton, Leibniz, Poincaré, Einstein, Bohr, Heizenberg nêu trong tiền đề, người ta đã khái quát hĩa thành quy luật chung về tất cả các nhà khoa học tự nhiên vĩđại trong kết luận.
Ví dụ 6 sau đây là suy luận tương tự.
Ví dụ 6:
Những giọt nước lớn khơng bền, chúng bị phân rã thành các giọt nước nhỏ hơn. Các nguyên tử lớn cũng giống như giọt nước. Vậy các nguyên tử cĩ nguyên tử lượng lớn, tức là cĩ kích thước lớn, cũng khơng bền, sẽ bị phân rã thành các nguyên tử nhẹ hơn.
Trong ví dụ trên đây căn cứ vào sự giống nhau của giọt nước và nguyên tử mà từ sự phân rã của những giọt nước lớn người ta đi đến kết luận về sự phân rã của các nguyên tử cĩ nguyên tử lượng lớn.
Trong sách này chúng ta sử dụng quan niệm hiện đại về diễn dịch và quan niệm truyền thống về quy nạp và loại suy. Ta sẽ xét một số dạng suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp, suy luận tương tự.
Chương 7
SUY LUẬN TRỰC TIẾP
(Suy luận một tiền đề)