Quy luật khơng mâu thuẫn

Một phần của tài liệu Nhập môn logic học pptx (Trang 36 - 38)

Phát biểu: Hai phán đốn, nhận định mâu thuẫn nhau, trái ngược nhau khơng thể nào cùng đúng. Trong hai phán đốn, nhận định như vậy cĩ ít nhất là một phán đốn, nhận định sai.

Quy luật này phản ánh tính chất khơng mâu thuẫn của quá trình tư duy. Mâu thuẫn phá vỡ quá trình tư duy nên trong tư duy nhất định phải tránh nĩ. Tư duy của chúng ta khơng được chứa mâu thuẫn vì tư duy phản ánh hiện thực khách quan, mà trong hiện thực khách quan thì ở mỗi thời điểm khơng thể cĩ trường hợp một đối tượng vừa cĩ, lại vừa khơng cĩ một tính chất nhất định nào đĩ. Ví dụ, tại một thời điểm, một bơng hồng cụ thể khơng thể nào vừa cĩ màu đỏ, vừa khơng cĩ màu đỏ. Cần lưu ý rằng, mâu thuẫn mà chúng ta nĩi đến ởđây là mâu thuẫn hình thức, chứ khơng phải là mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn hình thức khơng thể cĩ

được vì, nhưđã biết, logic hình thức nghiên cứu tư duy với tư cách là sự phản ánh các sự vật và hiện tượng của hiện thực khách quan trong sựđứng im của nĩ, nghĩa là phản ánh hiện thực khách quan theo kiểu lý tưởng hĩa.

Nội dung của quy luật khơng mâu thuẫn được diễn giải cụ thể hơn qua các yêu cầu sau đây:

1. Quá trình tư duy khơng được chứa mâu thuẫn trực tiếp. Cụ thể là khơng được cùng một lúc vừa khẳng định vừa phủđịnh một điều gì đĩ. Ví dụ, khơng thể vừa khẳng định rằng Liên Minh Châu Âu sẽ cĩ được bản hiến pháp của mình, lại vừa khẳng định rằng Liên Minh Châu Âu sẽ khơng thể thơng qua được một bản hiến pháp như thế.

Trong thực tếđơi khi ta gặp những câu nĩi cĩ vẻ như chứa mâu thuẫn trực tiếp nhưng vẫn thấy chấp nhận được. Ví dụ, câu “Giải vơ địch bĩng đá quốc gia V- leage vừa qua vừa đạt, vừa chưa đạt” nhìn bề ngồi như chứa mâu thuẫn trực tiếp, nhưng lại vẫn chấp nhận được. Vậy phải chăng ởđây ta đã bỏ qua yêu cầu của quy luật khơng mâu thuẫn? Thật ra thì trong trường hợp này yêu cầu của luật khơng mâu thuẫn vẫn được tơn trọng, vì từ “đạt” trong câu nĩi trên được hiểu theo nhiều cách khác nhau, và vì vậy ởđây khơng cĩ mâu thuẫn. Nếu tiếp tục làm rõ ý kiến của mình thì người đưa ra câu nĩi đĩ sẽ giải thích đã đạt ở mặt nào và khơng đạt ở mặt nào (đĩ là các mặt khác nhau). Nghĩa là anh ta sẽ cho biết hiểu theo nghĩa nào thì chuyến tập huấn được coi là đạt và hiểu theo cách nào thì khơng đạt.

2. Quá trình tư duy khơng được chứa mâu thuẫn gián tiếp. Cụ thể là khơng được khẳng định (hay phủ định) một vấn đề nào đĩ rồi lại phủ định (hay khẳng định) các hệ quả của nĩ. Ví dụ, nếu khẳng định rằng lý thuyết tương đối hẹp của Einstein là đúng thì khơng thể phủ nhận cơng thức E = mc2 thể hiện mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng của ơng.

Nếu như mâu thuẫn trực tiếp dễ được nhận thấy, và vì vậy dễ tránh, thì mâu thuẫn gián tiếp khĩ nhận thấy hơn, và vì vậy khĩ tránh hơn nhiều.

Ví dụ 3. Lời nĩi của Đức Phật với quỷ Mala: “(…) Ta khơng cần danh vọng, Mala, mi hãy thuyết những điều đĩ với những kẻ hám danh vọng. (…) Thành đạt, danh tiếng, danh dự và vinh quang chỉ là sự hưảo, sự thắng lợi của kẻ này là thất bại của người kia. (…) Ta trải cơ mạn xa để chiến đấu với người đây. Ta thà chết vinh trong trận chiến, cịn hơn sống nhục trong đầu hàng” (Daisaku Ikeda “Quan điểm của tơi về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mầu Ni”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.91). Trong lời nĩi này ta thấy câu cuối cùng “ta thà chết vinh trong trận chiến, cịn hơn sống nhục trong đầu hàng” mâu thuẫn với những câu ở phía trên. Khi rèn luyện tư duy nhiều ta sẽ nâng cao được khả năng phát hiện mâu thuẫn trong các suy luận của chính mình và của người khác, phát hiện thấy những cái khơng ổn trong các suy luận đĩ. Khi phát hiện rằng suy luận “cĩ điều gì đĩ khơng ổn”, nghĩa là phát hiện ra khả năng chứa mâu thuẫn gián tiếp của nĩ, ta cĩ

thể tiến hành đặt liên tiếp các câu hỏi để người đưa ra suy luận trả lời và bằng cách đĩ chỉ ra mâu thuẫn trực tiếp.

Ví dụ 4. Khi thấy lời khai của người bị tình nghi phạm tội cĩ chứa điều gì đĩ khơng ổn, cán bộ điều tra sẽđặt ra cho người đĩ hàng loạt câu hỏi cho đến khi người đĩ khơng trả lời được nữa, vì thấy mình đã gặp mâu thuẫn rõ ràng, trực tiếp.

Ví dụ 5. Trong câu chuyện tiếu lâm về con rắn vuơng, khi nghe chồng kể về một con rắn khổng lồ, chị vợđã liên tục tỏ ý nghi ngờ về chiều dài của nĩ. Điều này làm cho anh chồng liên tục rút ngắn chiều dài của con rắn, và cuối cùng là cĩ được con rắn vuơng. Như vậy, mâu thuẫn chưa lộ rõ hẳn giữa sự tồn tại của con rắn khổng lồ trong câu chuyện của người chồng với thực tế đến lúc này đã trở thành mâu thuẫn rõ ràng giữa sự tồn tại của con rắn vuơng với thực tế. Câu “nĩi dối hay cùng” chính là nĩi về những trường hợp như thế này. Nắm vững nội dung và áp dụng thành thạo quy luật khơng mâu thuẫn giúp ta trình bày tư tưởng nhất quán và dễ dàng phát hiện các biểu hiện ngụy biện trong suy luận.

Một phần của tài liệu Nhập môn logic học pptx (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)