Giải pháp hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 110 - 113)

CC Khách hàng xếp hạng hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả

4.2.4Giải pháp hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước

b. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

4.2.4Giải pháp hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước

nhà nước

4.2.4.1 Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ hơn để các NHTM có căn cứ thực hiện XHTDNB hướng theo thông lệ quốc tế; đưa ra lộ trình rõ ràng đảm bảo tất cả các NHTM đều phải tuân thủ, qua đó thúc đẩy công tác hoàn thiện hệ thống XHTDNB tại mỗi ngân hàng. NHNN cần đưa ra quy định mọi hệ thống XHTDNB của các NHTM đều phải trình NHNN và chỉ được áp dụng chính thức khi nhận được phê duyệt để đảm bảo tính đồng bộ trong các hệ thống xếp hạng tại mỗi ngân hàng. Song song với việc các NHTM xây dựng, hoàn thiện hệ thống XHTDNB, nhà nước nên có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác xếp hạng tín dụng. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, cần phải hình thành các tổ chức định mức tín dụng không do nhà nước quản lý, tổ chức này hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân, làm sai lệch kết quả xếp hạng.

4.2.4.2 Nâng cao chất lượng thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng CIC

Chất lượng thông tin của tổ chức CIC được nâng cao thực sự sẽ hỗ trợ các ngân hàng rất nhiều trong việc bổ sung các căn cứ để ra quyết định cấp tín dụng. Mặc dù có nhiều lợi thế: là tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện chức năng cung cấp thông tin tín dụng cho các NHTM, tổ chức tín dụng khác và doanh nghiệp có thu phí, tuy nhiên thông tin mà tổ chức CIC cung cấp thiếu cập nhật, mức độ chuẩn xác chưa cao và chủ yếu là thông tin tài chính. Khắc phục vấn đề này đòi hỏi phải có một cơ chế phân định trách nhiệm rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác của các NHTM và tổ chức tín dụng khác. Đi liền với cơ chế đó cần phải có các chế tài xử phạt cả về mặt hành chính và tài chính để đảm bảo các tổ chức liên quan thực hiện đúng trách nhiệm của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trên cơ sở phân tích và đánh giá ưu - nhược điểm của công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên được trình bày ở chương III, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục những tồn tại, yếu kém và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm phát huy vai trò của nó trong việc giám sát, ngăn ngừa và quản lý rủi ro tín dụng. Trên đây chỉ là một số các giải pháp trước mắt, thực tế còn tiềm ẩn những rủi ro mới mà chúng ta phải theo dõi, nghiên cứu nhằm kịp thời có những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và kiểm soát chúng.

KẾT LUẬN

Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam gia nhập WTO, các NHTM đang đứng trước những cơ hội và thách thức về cạnh tranh trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa các NHTM quốc doanh và tiến tới nêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần trên thị trường chứng khoán đòi hỏi gắt gao hơn các tiêu chuẩn về sự an toàn về tài chính, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, phòng tránh được rủi ro…của các NHTM

Trong thực tiễn không có một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn hảo, nghĩa là một hệ thống có thể ngăn ngừa mọi hậu quả xấu có thể xẩy ra. Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của của bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức hay một ngân hàng thương mại không thể thiếu vai trò quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả trong các NHTM nói chung và BIDV Chi nhánh Thái Nguyên nói riêng, đặc biệt là đối với nghiệp vụ tín dụng nhằm mang lại sự phát triển an toàn, bền vững cho cả hệ thống ngân hàng.

Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín

dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên” trình

bày ở trên đã hệ thống hóa lý luận về kiểm soát nội bộ nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM nói riêng; trình bày và đánh giá thực tiễn công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên. Trên cơ sở những ưu điểm và tồn tại hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên đề tài đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Tác giả hy vọng những giải pháp đề xuất trong luận văn sẽ bước đầu góp phần làm cho hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của BIDV Thái Nguyên nói riêng và hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại nói chung ngày càng hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, giúp các ngân hàng thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế. Qua đó, NHNN tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan chức năng trong Tỉnh có một phần nhỏ tư liệu nhằm hỗ trợ các NHTM, góp phần vào sự phát triển chung của Tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 110 - 113)