CC Khách hàng xếp hạng hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả
b. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
4.2.2. Các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa, kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng
việc ngăn ngừa, kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng
4.2.2.1 Nâng cao hiệu quả trong công tác khai thác và thu thập thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay nhằm hạn chế tối đa những quyết định cho vay sai lầm.
Cùng với sự phát triển của công nghệ máy tính và hệ thống thông tin đa dạng như hiện nay thì vấn đề tìm kiếm thông tin không phải là chuyện khó, điều quan trọng là phải biết kênh thông tin nào là thích hợp để sử dụng.
+ Cán bộ quan hệ khách hàng, quản lý rủi co có thể thu thập thông tin từ các website của Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước CIC, Cục thuế, Nhà đất…và các thông tin này cần được nêu ra cụ thể trong các báo cáo đề xuất và báo cáo thẩm định.
+ Xác minh lại thông tin về các hợp đồng kinh tế và tình hình công nợ của khách hàng qua việc trao đổi với một số đối tác của khách hàng.
chức các đợt nghiên cứu, đánh giá thị trường, các ngành kinh doanh.
+ Lãnh đạo các phòng quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro khi phân công cán bộ thực hiện thẩm định hồ sơ tín dụng cần xem xét đến sự phù hợp với năng lực thẩm định của nhân viên đó và khối lượng hồ sơ tín dụng đang phụ trách, nghĩa là phải xét trên các mặt: trình độ chuyên môn, thời gian kinh nghiệm công tác tín dụng, mức độ hiểu biết của nhân viên về ngành nghề, lĩnh vực thẩm định…
4.2.2.2 Kiểm soát kết quả định giá tài sản đảm bảo, xác minh tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo và giảm thiểu rủi ro do sự giảm sút giá trị tài sản đảm bảo.
Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, hiện nay BIDV Thái Nguyên chủ yếu vẫn áp dụng Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm, vì vậy nên nghiên cứu xây dựng Bảng giá đất thị trường của từng khu vực để kết hợp làm căn cứ định giá. Khi kiểm tra lại kết quả định giá, cấp thẩm quyền sẽ áp giá cho từng bất động sản sau khi đối chiếu với các giấy tờ về sỡ hữu, vị trí, diện tích. Cần có quy định để đảm bảo rằng cán bộ có kiểm tra thực tế tài sản, ví dụ như mỗi lần đi thẩm định tài sản các cán bộ định giá phải đeo thẻ hoặc biển hiệu kèm theo giấy giới thiệu của ngân hàng và yêu cầu chủ tài sản ghi lại số chứng minh nhân dân của họ và ký xác nhận thời gian đến thẩm định trên giấy giới thiệu này sau khi thẩm định xong.
Đối với tài sản đảm bảo là động sản (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển), cần quy định cán bộ thẩm định phải chụp hình hiện trạng, mô tả tình trạng hoạt động của tài sản và thu thập các chứng từ có liên quan. Trong trường hợp ngân hàng phát hiện tài sản được cầm cố sau đó có sự khác biệt so với mô tả ban đầu, cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm.
Cán bộ thẩm định tài sản phải có trách nhiệm xác minh đầy đủ tính chất pháp lý về người vay và tài sản đảm bảo. Trong trường hợp đặc biệt, cần tham vấn luật sư hoặc các chuyên gia pháp lý.
4.2.2.3 Kiểm soát việc theo dõi sau khi cho vay và giám sát chặt chẽ các khoản vay
Chi nhánh cần quán triệt đến tất cả cán bộ làm công tác tín dụng về tầm quan trọng của việc kiểm tra sau khi cho vay, từ đó xây dựng các quy định chặt chẽ trách nhiệm của cán bộ về việc giám sát khoản vay sau khi giải ngân. Việc giám sát khoản vay sau khi giải ngân phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, hàng tháng, hàng quý, hàng sáu tháng tuỳ theo tính chất hồ sơ và phải lập biên bản kiểm
tra đầy đủ. Nội dung biên bản kiểm tra phải thể hiện đầy đủ tình hình hiện tại của khách hàng, tránh tình trạng thực hiện qua loa, đối phó tình thế.
Trong trường hợp cán bộ quan hệ khách hàng phải phụ trách quá nhiều khách hàng dẫn đến khó kiểm tra thường xuyên tất cả các khách hàng mà mình quản lý, chi nhánh nên phân loại khách hàng để đề ra mức độ theo dõi, giám sát hợp lý. Nên ràng buộc khách hàng thực hiện toàn bộ giao dịch tài khoản, thanh toán quốc tế qua ngân hàng trước khi cho vay để có thể giám sát tại chỗ khách hàng.
Khi có sự chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ quan hệ khách hàng từ cán bộ này sang cán bộ khác cần phải có một bản báo cáo về lịch sử quan hệ tín dụng với khách hàng và cập nhật thông tin mới nhất về khách hàng. Đối với các khoản vay lớn, hoặc phức tạp, cần thiết cán bộ tín dụng cũ và mới phải có một cuộc thăm viếng, tiếp xúc khách hàng trước khi bàn giao hồ sơ.