Kinh nghiệm về kiểm soát nội bộ trong các NHT Mở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 35 - 37)

một số nước trên thế giới

1.4.1.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Barings PLC (Anh)

Ngày 26/02/1995, Ngân hàng Barings PLC (Anh) đã tuyên bố phá sản sau 233 năm tồn tại. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ phá sản này là do giám đốc chi nhánh ngân hàng Barings tại Singapore - Leeson. Anh này đã tự ý đầu tư 7 tỷ đô la vào hợp đồng trao đổi có kỳ hạn theo chỉ số Nikkei trên thị trường chứng khoán Nhật Bản. Do dự báo sai về thị trường, Barings đã bị tổn thất 1,3 tỷ đô la. Sai lầm của ngân hàng ở chổ cho Leeson kiêm nhiệm cả hai chức năng: kinh doanh và hậu kinh doanh (kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn về chính sách kinh doanh của ngân hàng). Leeson đã quá tự tin vào khả năng kinh doanh của mình và lợi dụng việc được tập trung quyền lực quá mức giới hạn nên đã gây ra tổn thất trên. Bài học về sự phá sản của Barings cảnh báo tất cả các ngân hàng trên thế giới về tổn thất lớn có thể gây ra do sự lõng lẻo trong công tác quản lý, giám sát, điều hành và phân định chức năng công việc.

1.4.1.2 Kinh nghiệm của Daiwa Bank Limited (Nhật Bản)

Daiwa Bank Limited, Nhật Bản và Daiwa Bank Trust Company New York là ngân hàng lớn thứ 12 của Nhật Bản. Ngày 26/09/1995, ngân hàng đã thông báo Toshihide Igushu - phụ trách kinh doanh ngân hàng tại New York đã gây tổn thất 1,1 tỷ đô la trị giá bằng 1/7 tổng số vốn của ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, Igushu đã che dấu vào báo cáo sai sự thật về hoạt động kinh doanh trong suốt 11 năm bắt đầu từ năm 1984. Mặc dù cục dự trữ liên bang Mỹ đã thanh tra ngân hàng trong các năm 1992 - 1993 và khuyến cáo về hệ thống kiểm soát lỏng lẽo của ngân hàng song không được ban lãnh đạo ngân hàng chú ý. Kết cục là chi nhánh của ngân hàng tại New York phải đóng cửa với lời cảnh báo về hoạt động ngân hàng không an toàn, không lành mạnh và vi phạm pháp luật.

1.4.1.3 Kinh nghiệm của Lehman Brothers (Mỹ)

Thứ Hai, ngày 15 tháng 9 năm 2008, Ngân hàng đầu tư 158 tuổi Lehman Brothers đã chính thức tuyên bố phá sản, một dấu mốc kinh hoàng trong cuộc Đại khủng hoảng tài chính 2008. “Chìm xuồng” với khoản nợ khổng lồ 613 tỷ USD, vụ phá sản của Lehman Brothers được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử. Theo giới phân tích, số phận đáng buồn của ngân hàng đầu tư lớn thứ tư nước Mỹ hàm chứa nhiều bài học và những lời cảnh báo dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính nước này và trên toàn thế giới.

Các nhà quan sát cho rằng, lý do Lehman bị cơn bão khủng hoảng tài chính làm sụp đổ là vì ngân hàng này đã liều mình tham gia và rồi thua cuộc trong một trò chơi đầy mạo hiểm, với những khoản đầu tư có khả năng đem lại lợi nhuận cực cao nhưng cũng vì thế mà có độ rủi ro cực lớn.

Do 3 anh em nhà Lehman nhập cư từ Đức vào Mỹ thành lập vào năm 1850, Lehman Brothers ban đầu là một công ty buôn bán bông, về sau hoạt động chính trong lĩnh vực giao dịch trái phiếu. Mảng kinh doanh trái phiếu từng một thời là niềm tự hào của Lehman, trước khi tập đoàn này mở rộng hoạt động sang lĩnh vực khác, trong đó có kinh doanh chứng khoán phát hành dựa trên nợ dưới chuẩn nhiều rủi ro.

Trong thời gian tồn tại của mình, Lehman đã không ít lần gặp khủng hoảng, nhưng đều đã vượt qua nhờ có tiếng là một ngân hàng đầu tư khôn ngoan và quản lý tốt, tất nhiên là trừ lần khủng hoảng này.

Vào thập niên 1980, trong Lehman xảy ra mâu thuẫn nội bộ khá sâu sắc. Khi đó, Dick Fuld, người hiện là CEO của Lehman, còn là người đứng đầu bộ phận giao dịch trái phiếu. Còn bộ phận ngân hàng của Lehman do hai nhân vật có tên Steve Schwarzman và Pete Peterson đứng đầu. Ở thời điểm đó, Fuld là người cực kỳ thận trọng. Bộ phận ngân hàng chủ trương sử dụng nguồn vốn của chính Lehman để thực hiện các vụ làm ăn có tính rủi ro cao, nhưng Fuld đã kiên quyết phản đối ý tưởng này. Sau đó, do suy yếu vì mâu thuẫn nội bộ, Lehman Brothers bị bán lại cho hãng thẻ tín dụng American Express vào năm 1984. Fuld tiếp tục ở lại trong Lehman, còn Schwarzman and Peterson ra đi để thành lập quỹ đầu tư Blackstone và trở thành hai tỷ phú. Vào năm 1994, American Express từ bỏ chiến lược “siêu thị tài chính” của mình. Kết quả, một công ty nhỏ, thiếu vốn tách ra từ tập đoàn này, với tên gọi ban đầu là Lehman Brothers. Đó là lý do tại sao, nhiều người vẫn nói rằng, Lehman không phải là một ngân hàng đầu tư 158 tuổi, mà chỉ là một công ty 14 tuổi với cái tên 158 tuổi.

Sự thay đổi trong cách nhìn của CEO Fuld là một trong những lý do đẩy Lehman vào bi kịch hiện nay. Từ chỗ là một người thận trọng, theo thời gian, Fuld trở thành một CEO liều lĩnh. Bởi thế, mô hình làm ăn kiểu đi vay kết hợp đầu tư rủi ro của Lehman liên tục “phình ra”, thậm chí cả khi các doanh nghiệp khác trong ngành tài chính cắt giảm hoạt động này trong hoàn cảnh khủng hoảng tín dụng mỗi lúc thêm trầm trọng. Lehman đã vay quá nhiều vốn và dùng phần lớn khoản tiền này vào những vụ đầu tư các loại tài sản có chất lượng đáng ngờ, rồi chờ mất vài tháng để khẳng định rằng, tình hình vẫn ổn, trong khi thực tế không phải vậy. Sự sụp đổ của Lehman không chỉ khiến các cổ đông điêu đứng, mà còn khiến 25.000 nhân viên của tập đoàn lâm vào cảnh thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 35 - 37)