CC Khách hàng xếp hạng hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả
d. Năng lực của đội ngũ nhân viên (Cam kết về năng lực):
* Ưu điểm:
Mặt bằng chung về trình độ chuyên môn của các cán bộ QHKH, QTTD hay QLRR đều là một điều đáng tự hào trong công tác quản trị nguồn nhân lực của BIDV Thái Nguyên. Các cán bộ đều tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành trở lên, cán bộ QTTD và QLRR đều đã từng trải qua ít nhất một công việc là cán bộ tín dụng, ngoài ra nhiều cán bộ đã từng trải qua các công việc khác trong chi nhánh như giao dịch viên, chuyên viên thanh toán quốc tế.
Mỗi một vị trí công tác tại BIDV Thái Nguyên đều có bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc. Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đều đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng được nêu rõ trong bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc đó. Yếu tố này giúp đáp ứng mục tiêu kiểm soát nội bộ, đảm bảo thực hiện các yêu cầu của thủ tục kiểm soát.
*Tồn tại, hạn chế:
Mặc dù vậy vẫn có tình trạng chênh lệch về kỹ năng tác nghiệp giữa các cán bộ. Một số cán bộ nổi trội hơn, có kỹ năng xử lý công việc nhanh hơn, chính xác hơn, xử lý được nhiều tình huống khó hơn thường được giao quản lý nhiều đơn vị lớn, hồ sơ phức tạp hoặc những đơn vị đòi hỏi phải xử lý nhiều hơn. Điều này dẫn đến đôi khi các cán bộ này sẽ bị áp lực công việc cao hơn, thậm chí là quá tải tại một số thời điểm nhạy cảm đối với ngành ngân hàng như cuối tháng, cuối quý, cuối năm vì đây là thời điểm chốt số liệu tài chính của cả khách hàng và ngân hàng; hoặc khi các cán bộ này nghỉ sẽ gây khó khăn cho lãnh đạo phòng trong việc phân công người giải quyết và xử lý công việc thay thế.
Cán bộ quan hệ khách hàng trẻ đồng nghĩa với việc chưa có kinh nghiệm trong công tác tín dụng, đặc biệt là trong công tác thẩm định, thu thập thông tin, đôi khi còn do chủ quan mà lười biếng thu thập thông tin, chỉ dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp mà không có các biện pháp kiểm tra lại tính đúng đắn, hợp lý của thông tin. Từ đó, cán bộ quan hệ khách hàng có thể đưa ra những con số trên tờ trình rất hợp lý chứa đựng những thông tin có lợi cho khách hàng mà không nêu ra được những điểm mấu chốt có thể dẫn đến quyết định không cho vay.
Cán bộ quản trị tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro mặc dù là những cán bộ đã trải qua thời gian làm công tác quan hệ khách hàng nhưng hiện nay đều là những cán bộ có tuổi đời trẻ, thời gian công tác chưa nhiều nên tuy có am hiểu về quy trình nghiệp vụ, hiểu rõ và nắm vững công việc của mình song kinh nghiệm ít nên còn hạn chế trong vấn đề nhận biết, đánh giá, phân tích và quản trị rủi ro.
Nhìn chung các cán bộ ngân hàng có sự hạn chế kiến thức về các đặc thù của một số ngành nghề kinh doanh nên đôi khi không kiểm soát được toàn bộ việc sử dụng vốn vay của khách hàng hoặc không hiểu được đặc điểm vòng quay vốn của khách hàng.
Về phía người xét duyệt cho vay, do khối lượng hồ sơ vay phải xét duyệt quá nhiều và không có thời gian đọc kỹ tờ trình thẩm định của cán bộ quan hệ khách hàng nên dễ bị đi theo những điều do cán bộ chỉ ra mà quyết định xét duyệt cho vay.