Sự liêm chính và giá trị đạo đức

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 87 - 89)

CC Khách hàng xếp hạng hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả

g. Sự liêm chính và giá trị đạo đức

Với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, BIDV hiểu rằng người lao động, uy tín cá nhân và danh tiếng ngân hàng là tài sản vô giá, là sức mạnh nền tảng tạo nên mọi thành công của BIDV. Bởi vì, cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động ngân hàng là hoạt động vì con người, do con người tạo nên, xoay quanh niềm tin về lợi ích được đảm bảo của các chủ thể tham gia (chủ sở hữu, cán bộ ngân hàng, khách hàng và các bên có liên quan).

Với ý nghĩa đó, BIDV đã xây dựng Bộ Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và với niềm tin mạnh mẽ rằng đây sẽ là công cụ cần thiết và hữu ích trong quá trình xây dựng và phát triển của BIDV. Bộ Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp BIDV được thiết kế trên nguyên tắc đảm bảo tạo ra môi trường hoạt động chính trực, minh bạch và thân thiện. Với 31 quy chuẩn và 02 phụ lục kèm theo, nó không chỉ đơn thuần là một cam kết của BIDV mà còn định hướng các giá trị, là cơ sở cho mọi chính sách, chỉ dẫn và chương trình hành động của BIDV. Đồng thời nó còn có tác dụng định

hướng, thấm nhuần, lan toả và điều chỉnh các hành vi/ứng xử đối với mỗi cán bộ BIDV trong thực hiện các công việc được giao hoặc các hành động bên ngoài nhưng ảnh hưởng/hoặc đe doạ ảnh hưởng đến lợi ích của BIDV; qua đó giúp cho mỗi cán bộ BIDV hoàn thiện thêm kỹ năng nghề nghiệp, nhân cách sống và các quan hệ cộng đồng xã hội.

Đi kèm với Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp là Bộ quy tắc ứng xử BIDV gồm 4 chương với 45 điều, bao gồm những quy tắc chung và những quy tắc cụ thể trong các mối quan hệ: ứng xử nội bộ (giữa cấp trên với cấp dưới; giữa cấp dưới với cấp trên; giữa các đồng nghiệp với nhau; ứng xử với các thế hệ đã nghỉ hưu; giữa các đơn vị thành viên; thái độ trong công việc); quan hệ ứng xử với bên ngoài (với khách hàng, với đối tác, với công chúng, với giới truyền thông,…). Toàn bộ tinh thần cốt lõi của chuẩn mực ứng xử là TRUNG THỰC - THÂN THIỆN - TIÊN TIẾN, và 6 “chữ vàng” trong ứng xử với khách hàng là: THÂN THIỆN - TẬN TÌNH - TIẾN TIẾN. Đây chính là những nguyên tắc cơ bản nhất để cán bộ BIDV “dĩ bất biến”, “ứng vạn biến”.

Ngoài ra, BIDV còn ban hành Quy chế xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể trong hoạt động tác nghiệp số 678/QĐ-HĐQT ngày 6/07/2010 và đến năm 2012 thay thế bằng Quy chế số 2060/QĐ-HĐQT nhằm điều chỉnh các hành vi vi phạm trong tác nghiệp hoạt động kinh doanh hàng ngày của các cá nhân, tập thể đã được điều chỉnh bởi các quy định, quy trình nghiệp vụ, văn bản hướng dẫn do BIDV ban hành.

*Ưu điểm:

Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay có thể khẳng định tại BIDV Thái Nguyên, yếu tố chính của môi trường kiểm soát là sự liêm chính và giá trị đạo đức đều được đánh giá cao trên tất cả các tiêu chí đánh giá. Các cán bộ BIDV luôn nỗ lực thực hiện tốt Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và Bộ quy tắc ứng xử BIDV, xây dựng văn hóa BIDV ở mọi lúc mọi nơi. Chính điều này đã góp phần trước hết vào tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng. Xem lại toàn bộ các tồn tại về hồ sơ tín dụng, các lỗi được phát hiện qua các đoàn thanh tra, kiểm tra có thể thấy rõ các lỗi, các tồn tại có nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân

chủ quan nhưng chưa có lỗi nào xuất phát từ sự vi phạm về yếu tố sự liêm chính và giá trị đạo đức, vì quyền lợi cá nhân mà cố tình làm sai quy trình, quy định.

*Tồn tại, hạn chế:

Mặc dù vậy, trong các lỗi về hồ sơ tín dụng có một số lỗi như lỗi chưa định giá tài sản bảo đảm đúng định kỳ, chưa kiểm tra sử dụng vốn vay kịp thời ... là do cán bộ quan hệ khách hàng chưa xây dựng được kế hoạch làm việc để sử dụng thời gian một cách khoa học, hợp lý, đôi khi vẫn để sức ỳ của bản thân lớn, chưa nỗ lực một cách triệt để nhằm giảm thiều lỗi tác nghiệp. Bên cạnh đó tuy đã có chế tài xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể trong hoạt động tác nghiệp nhưng chi nhánh vẫn còn nhân nhượng, chưa xử lý nghiêm khắc mà còn coi trọng quá nhiều vào tính tự giác, tinh thần trách nhiệm với công việc của cán bộ.

3.2.3.2 Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là bộ phận thứ hai của kiểm soát nội bộ, là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Hiện nay, việc đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng tại BIDV được hướng dẫn cụ thể tại Sổ tay tín dụng, chương X - Quản lý rủi ro tín dụng. Theo đó, việc nhận diện rủi ro được thực hiện thông qua các nhóm dấu hiệu cảnh báo sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w