Định hướng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của BID

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 101 - 102)

CC Khách hàng xếp hạng hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả

4.1.2.Định hướng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của BID

b. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

4.1.2.Định hướng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của BID

Công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng toàn hệ thống BIDV sẽ thực hiện theo định hướng sau:

- Đổi mới mô hình phê duyệt tín dụng, nâng cao vai trò kiểm soát của Hội sở chính đối với chi nhánh:

+ Đổi mới mô hình phê duyệt tín dụng theo hướng tập trung quản lý rủi ro tín dụng, tập trung phán quyết tín dụng về Hội sở chính theo lộ trình hợp lý, đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm các khâu đề xuất, thẩm định, phê duyệt.

+ Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát từ xa, phát hiện và cảnh báo sớm các tiềm ẩn rủi ro tín dụng của hệ thống; kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện ủy nhiệm của Hội sở chính và việc sử dụng vốn vay sau giải ngân đúng quy định, giám sát chặt chẽ dòng tiền của doanh nghiệp đảm bảo nguồn trả nợ ngân hàng.

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tiệm cận chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế, qua đó, Hội sở chính dần kiểm soát kết quả xếp hạng khách hàng tại Chi nhánh, đảm bảo phản ánh đúng mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn

- Đổi mới cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ:

+ Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ trong hoạt động tín dụng gắn với đề án cải cách hành chính, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với diễn biến môi trường kinh doanh.

+ Đổi mới cơ chế phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh của BIDV trong hoạt động tín dụng.

+ Xem xét điều chỉnh chính sách khách hàng phù hợp với nền khách hàng tại BIDV, nâng dần tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm nhằm cải thiện hệ số CAR toàn hệ thống.

+ Gắn trách nhiệm của Giám đốc/Ban giám đốc chi nhánh với các chỉ tiêu kinh doanh, có chế tài đối với Giám đốc/Ban giám đốc chi nhánh không hoàn thành nhiệm vụ, để nợ xấu tăng cao, dự thu lãi không đúng quy định. Xử phạt nghiêm minh chi nhánh không chấp hành kỷ luật điều hành của Hội sở chính, có chất lượng tín dụng không tốt, thua lỗ, tạo sự công bằng và động lực với chi nhánh hoạt động hiệu quả.

+ Tiếp tục giảm thẩm quyền phán quyết tín dụng với chi nhánh có chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng thấp, thua lỗ. Trường hợp cần thiết Hội sở chính sẽ áp dụng kiểm soát đặc biệt trong hoạt động tín dụng.

- Kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo hướng: Tăng tín dụng đối với khách hàng được phân loại nợ nhóm 1, có phương án kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, khả năng trả nợ chắc chắn; Không cấp tín dụng đối với khách hàng yếu kém, khả năng trả nợ không đảm bảo; Giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tập trung tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đảm bảo cơ cấu cân đối với nguồn vốn huy động; Kiểm soát cho vay ngoại tệ phù hợp với chủ trương của Chính phủ và hướng dẫn, chỉ đạo của NHNN.

- Kiểm soát cho vay theo khách hàng, ngành nghề, lĩnh vực: Tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát việc cho vay đối với nhóm khách hàng liên quan trong toàn hệ thống; Tăng tập trung khách hàng lớn về Hội sở chính.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 101 - 102)