CC Khách hàng xếp hạng hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả
b. Trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng
3.2.2 Thực trạng các tồn tại, sai sót trong hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên
tại BIDV Thái Nguyên
Các tồn tại, sai sót trong hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên chủ yếu được phát hiện thông qua công tác kiểm soát nội bộ của chi nhánh và một phần do các đoàn thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán Nhà nước, BIDV thực hiện. Tính đến thời điểm 31/12/2012 hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên còn tồn tại các sai sót được tổng hợp quy thành các nhóm lỗi như sau:
3.2.2.1 Nhóm lỗi về hồ sơ pháp lý và tài chính
Nhóm lỗi này chỉ được phát hiện thông qua việc kiểm tra trực tiếp chứng từ, hồ sơ, bao gồm một số lỗi chủ yếu sau:
- Thiếu văn bản ủy quyền vay vốn thế chấp ngân hàng: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên xây dựng và khai khoáng Việt Bắc; Công ty cổ phần (CTCP) thương mại Bình Nguyên; Công ty TNHH Tùng Nguyệt
- Báo cáo tài chính có thông tin không chính xác: CTCP xây dựng Tân Việt Thắng; CTCP Thương mại Bình Nguyên; CTCP tập đoàn Tiến Bộ.
- Hồ sơ tài chính thiếu một số báo cáo theo quy định như báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính: Doanh nghiệp tư nhân Trường Thịnh, Công ty TNHH xây dựng Tiến Thành.
Nhóm lỗi này gồm một số lỗi được phát hiện vừa thông qua việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ, vừa thông qua việc chiết xuất dữ liệu đã được nhập trên hệ thống máy tính của ngân hàng (gọi là dữ liệu gốc):
- Chưa thực hiện kiểm tra, định giá lại tài sản đảm bảo định kỳ: Công ty TNHH Một thành viên Than Khánh Hòa; Công ty Việt Bắc; CTCP Đầu tư và thương mại TNG; CTCP Hồng Sơn (9 tài sản); Công ty TNHH Phương Nhung (2 tài sản); Doanh nghiệp tư nhân Nhân Thịnh (15 tài sản); CTCP Thương mại Bình Nguyên, CTCP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên...
Có thể nói lỗi chưa thực hiện kiểm tra, định giá lại tài sản đảm bảo định kỳ là lỗi xảy ra nhiều nhất trong nhóm lỗi về tài sản bảo đảm do các nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân chủ quan: do một cán bộ quan hệ khách hàng phải quản lý nhiều đơn vị mà theo quy định thời điểm phải định giá lại tài sản bảo đảm là 1 năm nên khối lượng công việc nhiều rất khó để thực hiện
+ Nguyên nhân khách quan: Nhiều trường hợp chủ tài sản không hợp tác hoặc không có mặt tại thời điểm định giá nên ngân hàng không thực hiện được việc định giá lại; hoặc đối với tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của các đơn vị xây lắp do đặc thù thi công công trình ở xa nên rất khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong việc đi thực tế để định giá tại hiện trường có tài sản.
Bảng 3.8. Số lỗi phát sinh về tài sản bảo đảm
Đơn vị tính: lỗi
Chỉ tiêu Quý 4/2012 Quý 3/2012 Quý 2/2012 Quý 1/2012
TSBĐ chưa định giá
lại đúng định kỳ 200 125 124 142
TSBĐ chưa đăng ký
giao dịch bảo đảm 12 53 50 52
TSBĐ là máy móc, xe, thiết bị chưa có thông tin về bảo hiểm
11 15 15 15
(Nguồn: Báo cáo rà soát giao dịch nghi ngờ các kỳ của BIDV)
- Chưa mua bảo hiểm/chưa chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho ngân hàng: Công ty TNHH MTV Than Khánh Hòa; Công ty Việt Bắc; CTCP cán thép Thái Trung; Doanh nghiệp tư nhân Nhân Thịnh...
- Chưa đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định: CTCP Tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên; CTCP thép Toàn Thắng ...
Lỗi về bảo hiểm và đăng ký giao dịch bảo đảm thông thường xảy ra do khách hàng chưa thực hiện đúng các quy định về thế chấp tài sản tại ngân hàng, đồng thời do cán bộ QHKH không tích cực đôn đốc khách hàng hoàn thiện hoặc đưa yêu cầu việc thực hiện quy định về mua bảo hiểm cho tài sản và đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ là điều kiện để tiến hành giải ngân vốn vay.
Ngoài ra còn có một số lỗi được phát hiện thông qua việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ như:
- Chưa đăng ký quyền sở hữu tài sản là xe máy thi công: Công ty TNHH MTV Than Khánh Hòa, Công ty Việt Bắc;
- Thế chấp quyền đòi nợ giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành thiếu tài liệu chứng minh nguồn vốn thanh toán: Công ty Việt Bắc.
- Chưa ký phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay trong khi tài sản đã hình thành: Công ty Việt Bắc; CTCP bê tông và xây dựng Thái Nguyên.
- Chưa lưu đầy đủ hồ sơ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của tài sản thế chấp là tái sản gắn liền trên đất, máy móc thiết bị: CTCP kết cấu thép Thái Nguyên; CTCP Gang Thép Thái Nguyên (thế chấp nhà xưởng chỉ lưu thẻ tài sản); CTCP Tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên; CTCP gang thép Gia Sàng (Quyền sử dụng đất và nhà xưởng, Dây chuyền luyện gang); CTCP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên (Hồ sơ quyết toán các hạng mục xây dựng), CTCP tập đoàn Tiến Bộ (dự án căn hộ TB.Co)...
- Thiếu xác nhận đồng sở hữu khi xác lập giao dịch thế chấp khối tài sản chung của hộ gia đình: CTCP tập đoàn Tiến Bộ.
- Chưa thực hiện ký phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản khi nghĩa vụ bảo đảm tăng: CTCP bê tông xây dựng Thái Nguyên; CTCP tập đoàn Tiến Bộ (toàn bộ tài sản định giá tăng theo biên bản định giá ngày 20/4/2012)
Nhóm lỗi này hoàn toàn được phát hiện thông qua việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ giải ngân/phát hành bảo lãnh
*Lỗi về hồ sơ thẩm định, đề xuất phê duyệt tín dụng, bảo lãnh:
- Công ty cổ phần thương mại Bình Nguyên là khách hàng thuộc nợ xấu (nợ nhóm 5), dư nợ gốc đến 31/12/2012 là 3,7 tỷ. Theo báo cáo đề xuất xác định giới hạn tín dụng cho khách hàng tháng 8/2011 kết quả thẩm định như sau: Về đầu ra, Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng cung cấp thép xây dựng, xi măng cho một số đơn vị như Công ty TNHH Sơn Lâm, Doanh nghiệp tư nhân Kim khí Tân Thành. Về đầu vào, đối với mặt hàng sắt thép Công ty đã ký kết hợp đồng mua hàng với một số đơn vị như Hợp tác xã Công nghiệp Toàn Diện, Công ty TNHH Thương mại Đức Minh; đối với mặt hàng xi măng Công ty đang thực hiện mua xi măng từ Công ty xi măng Quang Sơn để cung cấp cho Công ty TNHH Sơn Lâm để thi công gói thầu số 2 Quốc lộ 3b. Kiểm tra thực tế trên hồ sơ không lưu hợp đồng mua xi măng từ Công ty xi măng Quang Sơn, các hợp đồng kinh tế đầu vào và đầu ra cho thấy giá mua xi măng cao hơn giá bán thể hiện phương án kinh doanh không hiệu quả. Hiện nay doanh nghiệp đã dừng hoạt động.
- Công ty cổ phần xây dựng Tân Việt Thắng (nợ nhóm 2): Tổng dư nợ đến 31/12/2012 là 26,7 tỷ đồng (24 món), nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 25,5 tỷ đồng (20 món). Tình hình khó khăn của doanh nghiệp kéo dài từ năm 2010, đến thời điểm đầu năm 2012 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu thực tế không phát sinh, lợi nhuận thực tế âm do các công trình thi công bị đình hoãn vì không có vốn. Phần vốn hoạt động kinh doanh nằm đọng tại các công trình thi công chưa được thanh toán. Để tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian khắc phục khó khăn, thu xếp nguồn vốn trả nợ ngân hàng, đến tháng 12/2012 ngân hàng lại tiếp tục giải ngân 04 khoản vay ngắn hạn với tổng số tiền là 1,15 tỷ đồng để kinh doanh sắt thép nhưng đều không hiệu quả dẫn đến cả 4 khoản vay trên đến tháng 6/2013 đều bị quá hạn cả gốc và lãi.
- Báo cáo đề xuất tín dụng sơ sài, chưa đánh giá đầy đủ năng lực sản xuất, năng lực tài chính, nguồn trả nợ và các yếu tố đầu ra của phương án; chưa tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của phương án sản xuất kinh doanh (Phụ lục VII/TDDN kèm theo Quyết định 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/7/2009): Công ty Ngọc
Linh; CTCP gang thép Gia Sàng (nâng hạn mức tín dụng không có phương án kinh doanh bổ sung), CTCP tập đoàn Tiến Bộ.
- Thiếu phê duyệt dự án kinh doanh/phương án đầu tư của Đại hội cổ đông/Hội đồng quản trị: CTCP bê tông xây dựng Thái Nguyên; CTCP tập đoàn Tiến Bộ.
- Xác định thời hạn cho vay chưa phù hợp với vòng quay vốn lưu động của khách hàng, thời hạn cho vay dài hơn thời hạn của vòng quay vốn lưu động quá mức độ cho phép: CTCP Xi măng Cao Ngạn (vòng quay vốn lưu động là 4 vòng/năm, thời hạn cho vay là 6 tháng/món); CTCP Đầu tư xây dựng và thương mại Minh Dũng (vòng quay vốn lưu động là 2 vòng/năm, thời hạn cho vay là 11 tháng/món; CTCP gang thép Gia Sàng (vòng quay vốn lưu động là 3 vòng/năm, thời hạn cho vay là 9 tháng/món).
- Vốn tự có tham gia dự án chưa đủ tỷ lệ theo phê duyệt, chưa lưu dự toán chi tiết được duyệt tại hồ sơ tín dụng: Công ty cổ phần cán thép Thái Trung, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.
*Lỗi trong quá trình giải ngân/phát hành bảo lãnh:
- Một số khoản cho vay mới để trả nợ cũ ngân hàng (81 khoản, số tiền 177,56 tỷ): CTCP Đầu tư và Thương mại TNG; Cty TNHH Phương Nhung; Doanh nghiệp tư nhân Kim Khí Bắc Nam; Doanh nghiệp tư nhân Nhân Thịnh, Hoa Xuân, Trần Quang; CTCP Tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên; Công ty Ngọc Linh; CTCP Thương mại Bình Nguyên; CTCP gang thép Gia Sàng; CTCP Tập đoàn Tiến Bộ.
- Cho vay thiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn: CTCP Gang thép Thái Nguyên; Công ty TNHH Phương Nhung; CTCP sửa chữa ô tô gang thép; CTCP gang thép Gia Sàng;
- Một số trường hợp giải ngân trong khi thời hạn rút vốn vay trong hợp đồng tín dụng đã hết: CTCP cán thép Thái Trung; CTCP Gang Thép Thái Nguyên; CTCP Tập đoàn vật liệu Chịu lửa Thái Nguyên;
- Cho vay thi công xây lắp chưa thực hiện đầy đủ theo QĐ số 6480/QĐ- PTSP ngày 11/11/2009 và số 5276/QĐ-PTSP ngày 15/5/2010 như chưa có thông báo vốn, thiếu kế hoạch vốn/văn bản xác định nguồn vốn thanh toán của công trình hoặc hợp đồng thi công đã hết hạn nhưng chưa gia hạn..: Công ty Việt Bắc, CTCP
xây dựng Giao thông 1 Thái Nguyên, CTCP Đầu tư Xây dựng Sơn Phát; CTCP Đầu tư xây dựng và thương mại Minh Dũng...
- Chứng từ giải ngân không hợp lệ, không phù hợp với hợp đồng kinh tế: CTCP gang thép Gia Sàng (hóa đơn không phù hợp với thời hạn thanh toán); CTCP tập đoàn Tiến Bộ.
*Lỗi trong quản lý sau giải ngân/ phát hành bảo lãnh:
- Cho vay bằng tiền mặt thanh toán tiền đền bù số lượng lớn chưa kiểm soát kịp thời: Công ty TNHH Một thành viên (MTV) than Khánh Hòa.
- Còn một số khoản cho vay chưa kiểm tra sử dụng vốn vay theo qui định: Công ty TNHH MTV Than Khánh Hòa; Công ty Việt Bắc, Công ty TNHH Phương Nhung; CTCP sửa chữa gang thép; CTCP sửa chữa ô tô gang thép; Công ty TNHH Tùng Nguyệt.
- Giải ngân bằng hợp đồng kinh tế, báo giá, đơn đặt hàng nhưng khi kiểm tra sử dụng vốn chưa bổ sung hóa đơn, chứng từ sau giải ngân: CTCP Thương mại Thái Hưng, CTCP tập đoàn Tiến Bộ.
- Kiểm tra sử dụng vốn vay sơ sài, mang tính hình thức không phản ánh được tình hình tài chính, tình hình sử dụng dụng vốn vay tại thời điểm kiểm tra: Trần Thị Luân, CTCP cán thép Thái Trung, Công ty TNHH Vạn Phúc, CTCP Đầu tư và thương mại TNG; CTCP Kết cấu thép Thái Nguyên; CTCP sửa chữa ô tô gang thép; CTCP Thương mại Bình Nguyên; Doanh nghiệp Tư nhân Nhân Thịnh.
- Chưa thực hiện kiểm tra giám sát sau khi phát hành bảo lãnh thanh toán về tình hình công nợ, hàng hóa tồn kho, khả năng tiêu thụ của bên được bảo lãnh: CTCP gang thép Gia Sàng.
*Lỗi trong quá trình cơ cấu lại nợ, gia hạn bảo lãnh và chuyển nợ quá hạn:
- Ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và xác định số tiền trả nợ gốc/kỳ theo kỳ hạn mới nhưng chưa đánh giá được khả năng tài chính và phương án trả nợ của khách hàng vay sau khi cơ cấu lại. Tồn tại trên thể hiện qua hồ sơ cơ cấu nợ của các khách hàng là Hộ kinh doanh Hà Đức Tuyển (xã Phục Linh, huyện Đại Từ), Hộ Vũ Thanh Du (Cổ Lũng, Phú Lương), Hộ Lương Văn Tiến (Phục Linh, Đại Từ), Hộ Nguyễn Xuân Đại (Hùng Sơn, Đại Từ) vay mua ô tô tải để kinh doanh vận
chuyển đất đá tại Mỏ than Phấn Mễ (theo Hợp đồng ký kết giữa khách hàng vay và Công ty cổ phần Vận tải Gang thép Thái Nguyên). Lý do đề xuất cơ cấu nợ là tháng 4/2012 Mỏ than Phấn Mễ bị sạt bãi thải nên đã ngừng hoạt động, công việc vận chuyển bị gián đoạn, không có doanh thu dẫn đến việc trả nợ ngân hàng gặp khó khăn. Khách hàng vay cũng tìm kiếm công việc vận chuyển khác nhưng do tình hình kinh tế trong nước bị suy thoái nên công việc không có nhiều, doanh thu thấp không đảm bảo được việc kinh doanh có lãi. Do vậy ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng. Tuy nhiên, hồ sơ cơ cấu thể hiện được nguồn thu và phương án trả nợ của khách hàng khi thực hiện cơ cấu lại lịch trả nợ.
- Còn trường hợp cho vay, gia hạn nợ chưa đúng quy định, không phản ánh thực trạng khoản nợ của doanh nghiệp, cơ cấu thời hạn trả nợ nhiều lần đối với khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không có khả năng phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ cho ngân hàng: Công ty cổ phần xây dựng Tân Việt Thắng.