Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 30 - 35)

1.3.5.1 Kiểm soát chính sách tín dụng

Mục đích của chính sách tín dụng là nhằm:

- Duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững;

- Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc cấp tín dụng đối với các khách hàng.

Khách hàng dù là doanh nghiệp hay cá nhân, hộ gia đình được áp dụng các chính sách như thế nào phụ thuộc vào khách hàng có đáp ứng đủ điều kiện được xếp hạng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) hay không và nếu đủ thì được xếp hạng gì. Đối với khách hàng đáp ứng đủ điều kiện được xếp hạng thì sau khi xác định ngành nghề, quy mô, loại hình sở hữu, NHTM sẽ đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính để xếp hạng khách hàng.

- Phần tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp

- Phần phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Tuy nhiên, do đặc thù riêng cuả mỗi ngành nên số lượng, gía trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu con phụ của các ngành/nhóm ngành khác nhau là khác nhau.

Để quản trị rủi ro tín dụng, cần phải xây dựng môi trường rủi ro tín dụng phù hợp với quy trình cấp tín dụng lành mạnh; hệ thống quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp; và phải kiểm soát được rủi ro tín dụng. Xếp hạng tín dụng nói chung và xếp hạng doanh nghiệp nói riêng đề cập đến cả bốn lĩnh vực của quản trị rủi ro tín dụng. Kết quả xếp hạng tín dụng ở mức thấp thì rủi ro khi cho vay càng cao và ngược lại. Vì vậy để hạn chế rủi ro tín dụng, các NHTM thường lựa chọn những khách hàng có kết quả xếp hạng ở mức nhất định.

Căn cứ vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể từ chối ngay những khách hàng có mức điểm thấp, dành nhiều thời gian, nhân lực để tiếp tục thẩm định các khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Vì thế, sử dụng XHTDNB sẽ tiết kiệm được

thời gian, công sức, giảm bớt sự can thiệp từ con người và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Mặt khác, XHTDNB còn là căn cứ để ngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho các khách hàng tốt hay “cảnh báo sớm„ để có biện pháp kịp thời đối với các khách hàng có tín nhiệm thấp.

Ở khía cạnh kiểm soát rủi ro tín dụng thì XHTDNB tạo thêm một căn cứ độc lập để ngân hàng đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận có liên quan, bảo đảm chức năng cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và các giới hạn nội bộ, phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề.

Với vai trò quản trị tín dụng, XHTDNB giúp thu thập, phân loại, quản lý, khai thác, phân tích thông tin chính xác, chi tiết về người vay, về các đặc điểm của các loại hình rủi ro và kết quả của đầu tư tín dụng vào các loại hình rủi ro đó. Việc đầu tư vào hạ tầng công nghệ, hệ thống hóa, lưu giữ và tích lũy dần các thông tin cần thiết nhằm triển khai xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ sẽ giúp NHTM dần chuẩn hóa và tích lũy kho dữ liệu về khách hàng theo thời gian, giúp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn.

Khi kiểm soát chính sách tín dụng cần kiểm soát các chính sách cụ thể sau: - Chính sách về cấp tín dụng: Kiểm soát đối tượng cho vay, mục đích vay, số tiền vay có phù hợp về chính sách tiếp thị, phát triển khách hàng, giới hạn hay hạn mức tín dụng của khách hàng, nhu cầu vay vốn và năng lực trả nợ của khách hàng,…

- Chính sách về bảo đảm tiền vay: Kiểm soát các điều kiện khách hàng được cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc có bảo đảm với tỷ lệ tài sản bảo đảm theo quy định

Tỷ lệ tài sản bảo đảm (TSBĐ) được tính:

Tỷ lệ TSBĐ = Tổng dư nợ cho vay vốn lưu động, số dư bảo lãnhTổng Giá trị TSBĐ sau quy đổi và cam kết thanh toán sau quy đổi

Trong đó:

 Tổng Giá trị TSBĐ sau quy đổi là tổng giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng/bên thứ 3, bảo đảm bằng bảo lãnh sau quy đổi bảo đảm cho các khoản vay vốn lưu động, bảo lãnh và cam kết thanh toán của khách hàng.

 Tổng dư nợ cho vay vốn lưu động, số dư bảo lãnh và cam kết thanh toán sau quy đổi là tổng dư nợ cho vay vốn lưu động, số dư bảo lãnh và cam kết thanh toán sau khi chuyển đổi theo hệ số chuyển đổi số dư bảo lãnh, cam kết thanh toán

- Chính sách về giá: Kiểm soát việc tính toán lãi suất cho vay và áp dụng mức lãi suất có phù hợp với chính sách lãi suất và chính sách về sản phẩm trong từng thời kỳ, đảm bảo tuân thủ sự điều hành của Chính phủ và của BIDV.

+ Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay được hiểu là giá cả của khoản vay và được hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, mức độ rủi ro, chi phí quản lý kinh doanh và mức lợi nhuận dự kiến của ngân hàng.

Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: (1) Lãi suất bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận dự kiến.

Những yếu tố cần cân nhắc khi tính giá bao gồm: • Yếu tố rủi ro của khách hàng vay;

• Thời hạn cho vay; • Tỷ lệ tài sản bảo đảm;

• Tiền gửi, tiền tiết kiệm và các số dư khác mà BIDV nắm giữ và phí thu được từ các dịch vụ khác;

• Lãi suất của các ngân hàng cạnh tranh;

• Các mối quan hệ ngân hàng khác với khách hàng vay; • Mức lãi suất trần theo quy định của pháp luật (nếu có);

Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng.

1.3.5.2 Kiểm soát quy trình cấp tín dụng

Kiểm soát quy trình cấp tín dụng bao gồm việc kiểm soát ngay trong từng khâu của quy trình và khâu sau kiểm soát khâu trước.

Quy trình cấp tín dụng thông thường tại các NHTM được thực hiện theo các bước chủ yếu như sau:

- Tiếp thị và nhận hồ sơ

- Đánh giá, phân tích và lập báo cáo đề xuất tín dụng với những nội dung sau: + Đánh giá chung về khách hàng

+ Đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng

+ Chấm điểm tín dụng khách hàng để áp dụng chính sách cấp tín dụng. + Phân tích, đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp

+ Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành + Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: rủi ro khách quan, rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng, rủi ro xuất phát từ NHTM, các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng, các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng

+ Lập báo cáo đề xuất tín dụng kèm hồ sơ tín dụng trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng - Soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụng - Giải ngân/Phát hành bảo lãnh

1.3.5.3 Kiểm tra và kiểm soát vốn vay sau khi giải ngân

Việc kiểm tra và kiểm soát vốn vay sau khi giải ngân bao gồm các công việc sau:

- Kiểm tra, rà soát sau (hậu kiểm) đối với khoản vay: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay; Kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết, điều kiện cho vay như: tỷ lệ vốn tự có của khách hàng tham gia, cam kết về tài sản bảo đảm, …; Kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của NHTM; Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tư, hiệu quả cấp tín dụng cho khách hàng; Bám sát tình hình thực hiện hợp đồng của khách hàng, định kỳ có đánh giá tiến độ thực hiện hợp đồng, tiến độ thu hồi tiền tạm ứng, tiến độ thanh toán trong bảo lãnh thanh toán, việc trả nợ và khả năng trả nợ trong bảo lãnh vay vốn,…

Việc kiểm tra, rà soát được thực hiện thông qua hồ sơ tín dụng, sổ sách chứng từ kế toán của khách hàng hoặc kiểm tra thực địa theo quy định và được lập

thành biên bản kiểm tra hoặc báo cáo kiểm tra đối với trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích/khách hàng không thực hiện đúng các cam kết/dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng không hiệu quả như dự tính, biến động bất lợi về tài sản bảo đảm… trình báo cáo cấp có thẩm quyền.

- Thực hiện phân loại nợ theo quy định

- Đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cấp tín dụng.

- Thường xuyên theo dõi, phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản; tài sản bảo đảm của khách hàng để kịp thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn.

- Triển khai việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp có thầm quyền phê duyệt

- Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí đến khi tất toán hợp đồng.

1.3.5.4 Kiểm soát trích lập dự phòng rủi ro a. Phân loại nhóm nợ

- Căn cứ vào kết quả của Hệ thống Xếp hạng Tín dụng Nội bộ, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng, trong đó:

+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được Ngân hàng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

- Nguyên tắc phân nhóm nợ:

+ Trường hợp có một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với các đơn vị thành viên mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì các đơn vị thành viên bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.

+ Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại) mà các đơn vị thành viên có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì các đơn vị thành viên chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

b. Trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng

- Mục đích: Để bù đắp các tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết.

- Mức trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước từng thời kỳ bao gồm: Trích lập dự phòng cụ thể và trích lập dự phòng chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w