Kinh nghiệm về kiểm soát nội bộ trong các NHT Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 37 - 40)

1.4.2.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam.

Tháng 4/2012, Tạp chí chuyên xếp hạng Forbes của Hoa Kỳ đã công bố danh sách thường niên 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Vietinbank là doanh nghiệp

đầu tiên và duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách này. Ngày 29/12/2012, Vietinbank chính thức được công bố đứng đầu ngành ngân hàng.

Hai sự kiện nổi bật của Vietinbank năm 2012 là tiếp tục kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao, nâng cao năng lực quản trị điều hành, kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh; tiếp tục triển khai chiến lược hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, chuẩn hóa các nghiệp vụ, chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành, quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế.

Cùng với sự phát triển và lớn mạnh trong thời gian qua, Vietinbank tiếp tục kiện toàn bộ máy hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Tháng 4/2012, Vietinbank thành lập Phòng kiểm toán nội bộ tại 26 khu vực trên toàn quốc, đồng thời chuyển việc cấp tín dụng cho khách hàng tại các chi nhánh sang cơ chế tập trung tại Hội sở chính đã đánh dấu bước đổi mới quan trọng về mô hình hoạt động kiểm tra kiểm soát trong toàn hệ thống. Theo đó, việc kiểm soát hoạt động tín dụng được thực hiện theo hướng tập trung quản lý rủi ro tín dụng, tập trung phán quyết tín dụng về Hội sở chính.

1.4.2.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Quốc Tế luôn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại tốt nhất theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp.

5 năm trước, giống như các ngân hàng khác, hoạt động của VIB rất căn bản, chủ yếu là cho vay và huy động. Hội đồng quản trị mới nhận nhiệm vụ đúng vào giai đoạn kinh tế thế giới và Việt Nam “khó khăn tiếp nối khó khăn”, và ngay từ rất sớm đã chủ động định hướng Ngân hàng phát triển và tăng trưởng thận trọng, đảm bảo phát triển an toàn cho cả hệ thống và duy trì nền tảng vững chắc. Tam giác chiến lược Quản trị tăng trưởng - Quản trị rủi ro - Quản trị hiệu quả được thực hiện xuyên suốt hệ thống.

Năm 2012, VIB gần như là ngân hàng đầu tiên chủ động rút khỏi các hoạt động mang tính rủi ro ngày càng tăng trên thị trường liên ngân hàng, một hành động

đã giúp cho VIB tránh được tổn thất lớn mà nhiều đối tác đã phải gánh chịu ở quý cuối năm. VIB cũng chủ động kiểm soát hoạt động cấp tín dụng với khẩu vị rủi ro tín dụng mới và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng được tăng cường, đồng thời nâng cao mức trích lập dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả hệ thống. Ở những thời điểm cam go nhất của ngành ngân hàng, VIB duy trì thanh khoản thuộc loại tốt nhất trên thị trường.

VIB đã đưa ra nhiều hành động nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro như: tái cấu trúc khối quản trị rủi ro nhằm phân định nhiệm vụ rõ ràng, gia tăng trách nhiệm và hiệu quả hơn trong công tác quản lý rủi ro tín dụng và phi tín dụng; áp dụng công nghệ quản trị tiên tiến thông qua việc chuyển giao năng lực với đối tác chiến lược Commonwealth Bank of Australia - CBA, một trong 20 ngân hàng an toàn nhất thế giới; điều chỉnh dữ liệu cơ sở khách hàng…Đặc biệt, VIB tự hào là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong áp dụng mô hình quản lý rủi ro hoạt động theo 3 tầng bảo vệ phòng ngừa rủi ro, thể hiện cụ thể:

- Xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ chủ yếu theo tuổi nợ và tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để nâng cao khả năng phòng thủ rủi ro trước môi trường kinh doanh nhiều biến động bất lợi, gia tăng khả năng tài chính trong việc xử lý các tình huống xấu hơn của thị trường, thể hiện sự minh bạch trong hoạt động.

- Ứng dụng công nghệ trong việc xây dựng phần mềm cảnh báo đối với các khoản vay đang thuộc nhóm 1 có số ngày quá hạn từ 2 đến 9 ngày hoặc các khách hàng có dư nợ lớn (trên 5 tỷ đồng) để chi nhánh sớm có biện pháp phối hợp với khách hàng tiến hành thu hồi nợ hoặc cơ cấu nợ.

- Hội sở chính trực tiếp tiếp nhận quản lý và xử lý đối với các khách hàng được phận loại vào nợ nhóm 2 và các khách hàng thuộc danh sách có độ rủi ro cao được nhận dạng thông qua lịch trả nợ.

Năm 2013, với tình hình kinh tế còn bất ổn, chưa có dấu hiệu phục hồi, nợ xấu vẫn là vấn đề cấp bách với các tổ chức tín dụng. VIB sẽ tiếp tục đặt công tác quản trị rủi ro lên hàng đầu, nhằm đảm bảo sự an toàn, phát triển ổn định cho toàn hệ thống, mà vẫn phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh và thị trường. Quyết tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng là duy trì và củng cố hệ thống quản trị doanh

nghiệp chuẩn mực, chú trọng phát triển nguồn lực con người trên cơ sở văn hóa doanh nghiệp: hướng tới khách hàng, hướng tới hiệu quả và với độ liêm chính cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 37 - 40)