Phương pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 83 - 85)

CC Khách hàng xếp hạng hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả

c.Phương pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm

Việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm đối với từng bộ phận, từng thành viên trong hệ thống kiểm soát nội bộ đã được thể hiện rõ trong chức năng, nhiệm vụ của các phòng nêu ở phần cơ cấu tổ chức.

* Ưu điểm:

Có thể khẳng định việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại BIDV Thái Nguyên đã phù hợp do quyền hạn được giao tương ứng với trách nhiệm của từng thành viên, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, chức năng

hoạt động của chi nhánh, phù hợp với các tiêu chuẩn và thủ tục kiểm soát. Từng cán bộ Quan hệ khách hàng, Quản trị tín dụng hay Quản lý rủi ro đều hiểu được công việc cụ thể mình sẽ phụ trách và nó ảnh hưởng đến người khác như thế nào trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu của chi nhánh.

* Tồn tại, hạn chế:

Tuy nhiên, việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm này tại BIDV Thái Nguyên còn chưa đạt được một tiêu chí là sự tương xứng giữa số lượng, năng lực của các thành viên, với mức độ công việc và quy mô của chi nhánh.

Bảng 3.9. Số lượng cán bộ trong hệ thống KSNB hoạt động tín dụng

Năm Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) Số cán bộ QHKH Số cán bộ QTTD Số cán bộ QLRR 2010 2.899 23 5 4 2011 3.495 27 5 4 2012 4.407 27 5 4

(Nguồn: BIDV Thái Nguyên)

Theo quy định về chức năng nhiệm vụ thì phòng QTTD là nơi quản lý và lưu trữ toàn bộ hồ sơ tín dụng của chi nhánh, kể cả hồ sơ nợ xấu, nợ ngoại bảng. Mặc dù quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng tăng nhưng số cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát nội bộ vẫn không thay đổi, tỷ lệ so với dư nợ, số cán bộ quan hệ khách hàng là hết sức khiêm tốn. Tính trung bình thì năm 2012 mỗi cán bộ quản trị tín dụng quản lý hồ sơ tín dụng của khoảng 80 khách hàng doanh nghiệp cộng với 120 khách hàng cá nhân chưa tính đến khoảng 1500 khách hàng thấu chi và gần 700 khách hàng có thẻ tín dụng quốc tế. Khi mà khối lượng công việc lớn, thời gian tác nghiệp giải ngân/phát hành bảo lãnh nhiều sẽ dẫn đến thời gian dành cho công tác hậu kiểm bị hạn chế. Đôi khi các cán bộ QTTD sẽ không chủ động trong việc theo dõi những tồn tại của hồ sơ tín dụng hay giám sát việc khách hàng thực hiện các điều kiện tín dụng mà phụ thuộc vào các báo cáo giao dịch nghi ngờ bất thường hay báo cáo rủi ro tác nghiệp được chiết xuất ra từ dữ liệu gốc của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 83 - 85)