II Chỉ tiêu về hoạt động tín dụng
3 Cơ cấu, chất lượng tín dụng
3.2.1. Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên
3.2.1.1. Kiểm soát chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của BIDV hiện nay đối với doanh nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 1138/QĐ-HĐQT ngày 11/11/2011, đối với khách hàng bán lẻ được thực hiện theo Quyết định số 353/QĐ-HĐQT ngày 21/4/2010 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Mục đích của chính sách tín dụng là nhằm:
- Duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững; Gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ, nâng cao vị thế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng.
- Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ. - Thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc cấp tín dụng đối với các khách hàng.
Khách hàng sẽ được BIDV áp dụng tổng thể các chính sách cụ thể sau: (1) Chính sách tiếp thị khách hàng; (2) Chính sách về cấp tín dụng; (3) Chính sách về bảo đảm tiền vay; (4) Chính sách về giá. Khách hàng dù là doanh nghiệp hay cá nhân, hộ gia đình được áp dụng các chính sách như thế nào phụ thuộc vào khách hàng có đáp ứng đủ điều kiện được xếp hạng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV hay không và nếu đủ thì được xếp hạng gì. Đối với khách hàng đáp ứng đủ điều kiện được xếp hạng thì sau khi xác định ngành nghề, quy mô, loại hình sở hữu, BIDV sẽ đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính để xếp hạng khách hàng.
- Phần tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu tài chính gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như sau: + Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:
• Khả năng thanh toán hiện hành • Khả năng thanh toán nhanh
• Khả năng thanh toán tức thời + Nhóm chỉ tiêu hoạt động: • Vòng quay vốn lưu động • Vòng quay hàng tồn kho • Vòng quay các khoản phải thu • Hiệu suất sử dụng tài sản cố định + Nhóm chỉ tiêu cân nợ:
• Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản • Nợ dài hạn/Nguồn vốn chủ sở hữu + Nhóm chỉ tiêu thu nhập:
• Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
• Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần • Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
• Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân
• (Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay)/Chi phí lãi vay
- Phần phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Tuy nhiên, do đặc thù riêng cuả mỗi ngành nên số lượng, gía trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu con phụ của các ngành/nhóm ngành khác nhau là khác nhau. Cụ thể phần phi tài chính bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:
+ Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ
+ Trình độ quản lý và môi trường nội bộ của doanh nghiệp + Quan hệ với ngân hàng
+ Các nhân tố bên ngoài
+ Các đặc điểm hoạt động khác
Trên cơ sở những dữ liệu trên, tuỳ theo quan điểm rủi ro của mỗi ngân hàng thương mại, hệ thống đưa ra các mức rủi ro của khoản vay. Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề và quy mô doanh nghiệp của khách hàng.
Điểm của phần tài chính tại các NHTM thường chiếm từ 30-35% tổng điểm xếp hạng (30% đối với báo cáo tài chính không được kiểm toán và 35% đối với báo cáo tài chính được kiểm toán), và phần phi tài chính chiểm 65% tổng điểm xếp hạng.
Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo từng nhóm. Bảng 3.4. Bảng xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Nhóm khách hàng Mức Xếp hạng Ý nghĩa