C Khu công nghệ cao
a) Nguồn phát sinh thường xuyên
Chất thải rắn y tế, nguồn phát sinh thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn là hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh; gồm có hai hệ thống: hệ thống (khối) công lập và hệ thống dân lập. Tính đến tháng 03/2011, nguồn phát sinh thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh gồm có:
Khối công lập: 411 cơ sở y tế khám chữa bệnh công lập, bao gồm các bệnh viện thuộc Trung ương (Bộ Y tế quản lý), bệnh viện thuộc Thành phố (Sở Y tế quản lý), bệnh viện cấp quận huyện, trung tâm y tế dự phòng (cấp quận), trạm y tế (cấp phường), bệnh viện thuộc ngành quản lý (Công an, Quân đội, Bưu điện, Giao thông vận tải) (Bảng 2.26).
Bảng 2.26 Số lượng cơ sở y tế khám chữa bệnh khối công lập (Tính đến ngày 14/02/2011)
Khối dân lập: 8.441 cơ sở y tế khám chữa bệnh dân lập, với tính đa dạng về loại hình và quy mô,
gồm các loại hình cơ bản như sau: bệnh viện (đa khoa, chuyên khoa); phòng khám (đa khoa, chuyên khoa, phòng mạch); nhà hộ sinh; dịch vụ y tế (phòng răng giả, dịch vụ kính thuốc, tiêm chích thay băng theo toa bác sĩ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà) thường là cá nhân hoặc một nhóm nhỏ y bác sĩ thành lập; và phòng chẩn trị y học cổ truyền (Bảng 2.27).
Chi tiết cơ sở y tế khối dân lập được thể hiện trong Bảng 2.28
(Nguồn: Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, 2011) Ghi chú: VNN: Vốn nước ngoài
GPP: Thực hành nhà thuốc tốt (Good Pharnacy Practice) GDP: Thực hành tốt phân phối (Good Distribution Practice) YDHCT: Y dược học cổ truyền
PCT: Phòng chẩn trị TTKT: Trung tâm kỹ thuật
Nếu so sánh về số lượng thì khối công lập chiếm 2,86% và khối dân lập chiếm 97,14%. Tuy nhiên, về tổ chức quy mô, chuyên môn và cung cấp dịch khám chữa bệnh thì khối công lập vẫn chiếm đa số về số lượt người khám chữa bệnh, hiệu quả khám điều trị và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống y tế nên khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh chiếm tỷ trọng lớn hơn.