Bùn thải Nguồn phát sinh

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 104 - 108)

M- mức độ phát thải chấtthải rắ ny tế, kg/bệnh nhân.ngày hoặc kg/giường.ngày;

4.1.5 Bùn thải Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh chất thải rắn xây dựng có thể dự báo dựa trên các cơ sở sau: - Qui hoạch xây dựng thành phố Hồ Chí Minh;

- Các công trình có thời gian xây dựng ngắn và dài;

- Các dự án xây dựng (hạ tầng, đô thị, …) đã được phê duyệt; - Kinh nghiệm của các thành phố tương tự thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phần

Thành phần chất thải rắn xây dựng có thể dự đoán dựa trên các cơ sở sau:

- Các dự án xây dựng mới và cải tạo các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, nhà ở, …; - Xu hướng trong việc sử dụng các loại vật liệu truyền thống và mới;

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong xây dựng.

Khối lượng

Việc dự báo khối lượng chất thải rắn xây dựng trong tương lai có thể được thực hiện căn cứ trên các cơ sở sau:

- Tốc độ tăng trưởng xây dựng của thành phố hàng năm theo số liệu thống kê (Qui hoạch xây dựng thành phố Hồ Chí Minh)

- Khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh hàng năm. Hiện tại thành phố Hồ Chí Minh không có số liệu này.

Có thể áp dụng các công thức trên để tính toán khối lượng chất thải rắn xây dựng trong tương lai khi đã có ngân hàng số liệu.

4.1.5 Bùn thảiNguồn phát sinh Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh bùn thải có thể dự báo dựa trên các cơ sở sau: - Qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố Hồ Chí Minh; - Các công trình có thời gian xây dựng ngắn và dài;

- Các dự án xây dựng (hạ tầng, đô thị, …) đã được phê duyệt; - Các dự án xây dựng hệ thống thoát nước;

- Các dự án xây dựng khu đô thị mới, như Hiệp Phước, Tây Bắc Củ Chi, …; - Kinh nghiệm của các thành phố tương tự thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phần

Khối lượng

Phương pháp tính toán khối lượng bùn thải tương tự như trên.

4.2 DỰ BÁO

4.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt/đô thị (thông thường) Nguồn phát sinh

Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trong những năm tới thay đổi không nhiều. Nhưng số lượng các căn hộ chung cư, hộ khá giả sẽ tăng lên.

Thành phần

Thành phần sẽ có thay đổi đáng kể, tỉ lệ chất thải rắn thực phẩm từ các hộ gia đình sẽ giảm xuống, trong khi đó lượng chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học tăng nhanh tại các siêu thị có chế biến thực phẩm, chợ đầu mối thực phẩm và các nhà máy chế biến rau quả, thức ăn chế biến sẵn. Các loại chất thải có giá trị tái chế cao sẽ tăng nhanh, nhưng do giá nhân công ngày càng cao nên tỉ lệ phân loại và thu hồi từ chất thải rắn sinh hoạt có thể ngày càng giảm. Đặc biệt, do chính sách đánh thuế bao bì nylon sẽ thực hiện vào năm 2012, khối lượng các loại bao bì polymer khó phân hủy sinh học sinh học sẽ giảm xuống, nhưng khối lượng các loại bao bì thân thiện môi trường sẽ tăng lên. Thành phần bao bì kim loại cũng sẽ giảm đáng kể.

Khối lượng

Số liệu khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ năm 2000 đến năn 2010 được thống kê trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2 Khối lượng chất thải rấn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh – qua trạm cân (2000 – 2010)

Năm Khối lượng Tỷ lệ tăng %

2000 1.180.989 - 2001 1.368.000 15 2002 1.547.994 13 2003 1.731.387 11 2004 1.746.019 1 2005 1.746.485 - 2006 1.895.889 8.55 2007 1.968.494 4 2008 2.017.521 3 2009 2.120.082 5.08 2010 2.257.074 6.4

Tỷ lệ gia tăng trung bình thực tế trong 10 năm (giai đoạn 2000 – 2010) là 6,7%/năm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan (trạm cân không hoạt động, khoán sản lượng, …), các số liệu thống kê trong Bảng 4.2 không thể hiện đầy đủ khối lượng thực tế.

Bảng 4.3 Dân số thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến năm 2010

Năm Tổng dân số

(có hộ khẩu và KT3) Tỷ lệ tăng %

2000 5.169.449 -

Năm Tổng dân số (có hộ khẩu và KT3) Tỷ lệ tăng % 2002 5.449.217 3.10 2003 5.630.192 3.30 2004 6.062.993 7.60 2005 6.239.938 3.00 2006 6.424.519 2.95 2007 6.650.942 3.50 2008 6.810.461 2.40 2009 7.165.398 5.20 2010 7.200.000 (làm tròn) 0.50

Nguồn: Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh

Như vậy, tỷ lệ dân số tăng bình quân trong 10 năm từ 2010 – 2020 là 3,07%

Trên cơ sở phân tích các phương pháp tính toán dự báo nói trên, số liệu dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thành phố được trình bày trong Bảng 4.3.

Bảng 4.4 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2030

Năm Khối lượng dự báo

(tấn/ngày)

Tỷ lệ gia tăng 6% Tỷ lệ gia tăng 8%

2010 6.500 6.500 2011 6.890 7.020 2012 7.303 7.581 2013 7.741 8.188 2014 8.206 8.843 2015 8.698 9.550 2016 9.220 10.314 2017 9.773 11.139 2018 10.360 12.031 2019 10.981 12.993 2020 11.640 14.033 2021 12.338 15.155 2022 13.079 16.368 2023 13.864 17.677 2024 14.695 19.091 2025 15.577 20.619 2026 16.512 22.268 2027 17.503 24.050 2028 18.553 25.974 2029 19.666 28.052

2030 20.845 30.296

Số liệu về khối lượng dự báo trong Bảng 4.4 là căn cứ để triển khai chương trình tái chế và xử lý cho thành phố trong giai đoạn 2011 – 2030 trên cơ sở thúc đẩy các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được chấp thuận chủ trương sớm đi vào vận hành để đáp ứng việc xử lý triệt để và toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong từng giai đoạn, kêu gọi thêm các dự án xử lý với công nghệ mới giai đoạn 2015-2020 phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

Các yếu tố ảnh hưởng

- Mức sống ngày càng cao;

- Xu hướng tiêu thụ các loại sản phẩm khác nhau; - Các loại sản phẩm công nghệ cao, đa chức năng;

- Khả năng quản lý dân số của thành phố theo qui hoạch đã được duyệt (10 triệu dân vào năm 2020).

4.2.2 Chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hạiNguồn phát sinh Nguồn phát sinh

Theo qui hoạch phát triển kinh tế của quốc gia nói chung và thành phố nói riêng, 11 lĩnh vực ưu tiên hội nhập, đó là 7 nhóm hàng gồm: 1. Nông sản 2. Thủy sản 3. Điện tử 4. Đồ gỗ 5. Cao su

6. Ô tô (xi mạ, luyện kim, vật liệu mới – nhôm, nhựa, vật liệu tổng hợp, thép chất lượng đặc biệt, sợi carbon, thủy tinh, điện tử, …)

7. Dệt may và 4 ngành dịch vụ: 1. Du lịch 2. E-ASEAN 3. Y tế 4. Hàng không

Các loại ngành công nghiệp không khác nhiều so với thời điểm hiện nay. Từ đây có thể dự đoán thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp sẽ phát sinh trong thời gian tới.

Theo chiến lược phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của thành phố Hồ Chí Minh, qui hoạch phát triển công nghiệp của thành phố, các ngành công nghiệp hiện nay vẫn phải giữ nguyên, kể cả ngành công nghiệp gây ô nhiễm, để đảm bảo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, đồng thời ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp có hàm lượng chất xám và công nghệ cao, giá trị cao nhưng nhân lực giảm, như chế tạo linh kiện điện tử, máy tính, ô tô, cơ khí,….

Như vậy số lượng các nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp tăng, nhưng loại nguồn phát sinh chất thải nguy hại không tăng hoặc tăng không đáng kể. Thậm chí khi công nghệ

mới, công nghệ sạch được áp dụng rộng rãi, loại nguồn phát sinh chất thải nguy hại sẽ giảm đi. Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua cho thấy, do dự báo không đúng và do ảnh hưởng của các ngành nghề công nghiệp, cũng như thị trường tiêu thụ của các loại sản phẩm công nghiệp trên thị trường thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật và châu Âu, qui hoạch phát triển công nghiệp thay đổi rất nhiều và rất khó dự đoán. Ví dụ, công nghiệp sản xuất ôtô, công nghiệp cơ khí, kể cả

các loại công nghiệp truyền thống như chế biến nông sản cũng thay đổi ngoài các dự đoán ban đầu.

Thành phần

Thành phần chất thải ngày càng đa dạng và phức tạp, nhưng thành phần và khối lượng tái chế ngày càng tăng, lượng chất thải ngày càng giảm do giá nguyên liệu ngày càng tăng và trình độ công nghệ ngày càng cao. Mặt khác các loại thuế môi trường ngày càng cao và các chương trình giám sát, kiểm tra ngày càng chặt chẽ cũng làm giảm lượng chất thải.

Kinh nghiệm của các nước gần Việt Nam cho thấy, thành phần chất thải rắn và chất thải nguy hại đã có ít thay đổi trong thời gian 5-10 năm tới, trừ các loại chất thải điện tử.

Các chất thải nguy hại sau đây có thể phát sinh khối lượng lớn trong tương lai:

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 104 - 108)

w