Khối lượng từ các nguồn phát sinh không thường xuyên

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 67 - 73)

C Khu công nghệ cao

b) Khối lượng từ các nguồn phát sinh không thường xuyên

Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường sản xuất và tiêu thụ dược phẩm, dược liệu lớn nhất cả nước, cũng là nơi tiềm tàng phát sinh những lô hàng dược liệu, dược phẩm hư hỏng và quá hạn sử dụng, và được xem là một dạng chất thải y tế (nguy hại). Trong thực tế, các chất thải y tế dưới dạng này đã có phát sinh và đã được cơ quan chức năng cho xử lý như là chất thải rắn y tế nguy hại.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, gần đây các loại bệnh dịch gia cầm, gia súc xuất hiện thường xuyên, và các vụ thực phẩm bị nhiễm bẩn (hư hỏng), nhiễm độc (trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thực phẩm) có chiều hướng gia tăng với khối lượng mỗi một vụ từ vài chục đến vài trăm tấn.

Tất cả những loại chất thải này đã được thành phố quan tâm và cho xử lý đúng theo quy trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.

Mặc dù trong thực tế đã có phát sinh và đã được xử lý, nhưng đến nay khối lượng chất thải y tế phát sinh không thường xuyên chưa được thống kê một cách đầy đủ có hệ thống (ước lượng khoảng 500-1.000 tấn/năm) và đây cũng là một trong những hạn chế của hệ thống quản lý.

Thành phần chất thải rắn y tế

Khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế phụ thuộc vào quy mô, hình thức và chức năng hoạt động của từng cơ sở y tế (bệnh viện chuyên khoa, đa khoa, tuyến cơ sở, tuyến thành phố…). Nhưng nhìn chung chất thải rắn y tế bao gồm từ 06-13 thành phần cơ bản được thống kê trong các bảng dưới đây:

Bảng 2.31 Thành phần chất thải y tế của Việt Nam

Theo Bảng 2.31, trong chất thải rắn y tế thành phần chiếm chủ yếu là các chất hữu cơ (52,9%) tuy nhiên thành phần này không mang tính độc hại. Thành phần có chứa yếu tố nguy hại (lây nhiễm) chiếm 22,6% như: chai nhựa PVC, PE, PP, bông băng, chai lọ thủy tinh, bơm kim tiêm, các bệnh phẩm sau mổ.

Có thể tham khảo thành phần chất thải rắn y tế của tỉnh Bình Dương trong Bảng 2.33 và Bảng 2.34.

(Nguồn: Đề án xây dựng hệ thống thu gom. vận chuyển. xử lý chất thải y tế tại tỉnh Bình Dương, 2011)

Ghi chú: ww: trọng lượng ướt (wet weight)

Nguồn: Đề án xây dựng hệ thống thu gom. vận chuyển. xử lý chất thải y tế tại tỉnh Bình Dương, 2011

Ghi chú: ww: trọng lượng ướt (wet weight)

Qua thực tế kinh nghiệm quản lý, mặc dù ở địa phương khác nhau có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội, mức sống và dịch vụ y tế, nhưng nhìn chung thành phần chất thải rắn y tế thì không khác nhau nhiều, như vậy số liệu của tình Bình Dương cũng là số liệu tham khảo rất có giá trị cho quy hoạch này.

Phân loại tại nguồn

Do đặc tính nguy hại nên chất thải rắn y tế được Bộ Y tế sớm quan tâm và triển khai công tác phân loại tại nguồn từ năm 1995. So với các tỉnh thành khác, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương triển khai công tác phân loại tại nguồn rất tốt, với hầu hết các bệnh viện trên địa bàn đều có tổ chức phân loại thành 5 nhóm chất thải như sau:

(1) Chất thải lây nhiễm: được chứa trong túi và thùng màu vàng; (2) Chất thải hóa học nguy hại: được chứa trong túi và thùng màu đen; (3) Chất thải phóng xạ: được chứa trong túi và thùng màu đen;

(4) Chất thải là các bình chứa áp suất: được chứa trong túi và thùng màu xanh (bình nhỏ); (5) Chất thải thông thường (sinh hoạt) được chứa trong túi và thùng màu xanh.

Trong các nhóm chất thải trên ở các cơ sở y tế thì phổ biến nhất là chất thải lây nhiễm và chất thải thông thường và được phân loại thành 3 nhóm cơ bản như sau:

(1) Chất thải lây nhiễm

(2) Chất thải sinh hoạt (chất hữu cơ dễ phân hủy)

(3) Chất thải tái chế (được chứa trong túi và thùng màu trắng).

Nhìn chung, chất thải y tế được tổ chức phân loại tại nguồn khá tốt ở khối công lập (100%) theo quy định của ngành y tế. Công tác lưu giữ tại nguồn cũng được các cơ sở y tế thực hiện tốt, hầu hết các bệnh viện đều có nhà lưu giữ rác y tế tạm thời trước khi chuyển giao cho đơn vị thu gom

(Chất thải y tế có tính lây nhiễm lưu giữ tối đa không quá 72 giờ), trong đó các bệnh viện lớn và bệnh viện công lập đều có trang bị máy điều hòa nhiệt độ cho nhà lưu giữ rác y tế.

Một đặc điểm khác so với chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại hay chất thải sinh hoạt, chất thải rắn y tế chỉ được phân loại tại nguồn, không thực hiện phân loại trong quá trình thu gom vận chuyển hay tại các khu tập trung, trạm trung chuyển hoặc tại nhà máy xử lý. Một số bệnh viện lây nhiễm (bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – chuyên khoa phổi – lao phổi, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới – các bệnh truyền nhiễm) được áp dụng cơ chế đặc biệt là tất cả các chất thải phát sinh từ buồng bệnh, khoa khám chữa bệnh đều được xem là chất thải nguy hại (kể cả chất thải rắn sinh hoạt) và được thu gom toàn bộ theo quy trình của chất thải y tế nguy hại.

Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện tốt phân loại tại nguồn ở khối công lập thì ở khối dân lập vẫn chưa thực hiện tốt, nhất là các cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ. Ước tính khối dân lập có khoảng 50-70% thực hiện phân loại nhưng chưa triệt để, tỷ lệ còn lại (30-50%) không thực hiện phân loại tại nguồn, cũng đồng nghĩa với việc giao chất thải rắn y tế không đúng theo hệ thống, mà giao theo chất thải rắn sinh hoạt.

Thu gom tại nguồn

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 67 - 73)

w