- Bùn nạo vét cống rãnh: hiện tại chưa được tái chế
1. Môi trường
DỰ BÁO NGUỒN PHÁT SINH, THÀNH PHẦN VÀ KHỐI LƯỢNG 4.1 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO
4.1 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO
4.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt/đô thị (thông thường) và chất thải sinh hoạt nguy hại Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt được dự báo dựa trên các cơ sở sau:
- Số liệu thống kê (xây dựng, quản lý chất thải rắn) của thành phố Hồ Chí Minh từ các năm trước; - Thực tế phát triển đô thị/thành phố của các nước đang phát triển tương tự, như Bang Kok (Thái Lan), Manila (Philippine), Kuala Lampor (Malaysia), và các nước phát triển, như Frankfurt (Đức), Paris (Pháp), Amsterdam (Hà Lan), Los Angeles (Mỹ), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật), …
- Các xu thế phát triển xã hội đô thị trên thế giới, đặc biệt trong điều kiện hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới;
- Các qui hoạch phát triển của thành phố Hồ Chí Minh và quốc gia.
Thành phần
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt được dự báo dựa trên cơ sở sau:
- Số liệu thống kê về thành phần chất thải rắn của thành phố năm 1996 và từ năm 2004;
- Số liệu thống kê thành phần chất thải rắn sinh hoạt của các đô thị/thành phố trên thế giới qua các báo cáo hàng năm;
- Các xu hướng tiêu thụ sản phẩm của người dân đô thị, đặc biệt trong điều kiện hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới;
- Các xu thế sản xuất phục vụ nhu cầu của con người trong đô thị/thành phố.
Khối lượng
Việc dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong tương lai có thể được thực hiện căn cứ trên các cơ sở sau :
- Tốc độ gia tăng hàng năm (% năm) khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của của thành phố được xác định theo số liệu thống kê khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thống kê trong vòng 10 năm (2000-2010) hoặc lâu hơn nữa, theo công thức:
trong đó, Mn - khối lượng chất thải rắn đô thị năm thứ n, tấn/ngày hoặc tấn/năm;
Mn-1 - khối lượng chất thải rắn đô thị của năm trước đó n-1, tấn/ngày hoặc tấn/năm; a -tốc độ gia tăng khối lượng năm, % năm
- Tính toán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại một thời điểm xác định dựa trên các mức độ phát thải xác định và dân số tính toán, theo công thức:
Mn = (Nn x m)/1.000 (tấn/ngày)
trong đó, Mn - khối lượng chất thải rắn đô thị năm thứ n, tấn/ngày;