Chấtthải rắn xây dựng Nguồn phát sinh

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 78 - 84)

- Hình thức thu gom tại nguồn:

b) Lò đốt chấtthải công nghiệp công suất 04tấn/ngày Đây là lò đốt do CITENCO đầu tư Lò đốt được thiết kế theo dạng môđul chuẩn với công suất 300 kg/h tương đương 4.800 kg/ngày cho

2.1.4 Chấtthải rắn xây dựng Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh

Là một đô thị lớn, đông dân cư, nhu cầu xây dựng nhà ở của thành phố là rất lớn. Theo thống kê hàng năm, lượng xà bần thải ra từ các hoạt động xây, sửa nhà cửa hằng năm hơn 100.000 tấn/năm. Dự kiến trong những năm tới nhu cầu thải bỏ xà bần còn tăng cao hơn do sự gia tăng dân số tự nhiên và do nhu cầu nâng cao đời sống của con người.

- Hộ dân (xây dựng và sửa chữa nhà cửa) - Các công trình xây dựng dân dụng - Các công trình xây dựng công nghiệp - Các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Thành phần

Hiện nay chưa thu thập được số liệu về thành phần chất thải rắn xây dựng.

Khối lượng

Bảng 2.37 Khối lượng xà bần của thành phố Hồ Chí Minh (1997-2010)

Năm Khối lượng xà bần

Tấn/năm Tấn/ngày 1997 190.122 521 1998 246.857 676 1999 312.659 857 2000 310.567 849 2001 345.014 945 2002 385.762 1.057 2003 479.373 1.313 2004 339.859 934 2005 523.386 1.434 2006 632.571 1.733 2007 257.673 706 2008 294.947 808 2009 - 1018 2010 - 1201

Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh

Số liệu thống kê trong năm từ trạm cân Đông Thạnh

Năm 2008 ngân sách thành phố không chi trả trả tiền thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn xây dựng (xà bần) nữa. Công tác này công ty TNHH MTV Môi trường đô thị phải tự hạnh toán kinh doanh. Công tác dọn quang cũng không được chi trả vào năm 2011, các quận/huyện phải tăng cường công tác quản lý và chịu trách nhiệm giải quyết loại chất thải này. Vì vậy, không có khả năng dự đoán khối lượng chất thải xây dựng vì có quá nhiều yếu tố và điều kiện ảnh hưởng.

Khối lượng thực tế chất thải xây dựng chưa được thống kê triệt để còn do một số loại chất thải xây dựng có khả năng tái chế (xà bần sạch) được các đơn vị tự điều phối tái chế san lấp mặt bằng, lấp vùng trũng. Các loại xà bần còn lại được vận chuyển lên đổ tại bãi chôn lấp Đông Thạnh đổ với khối lượng khoảng 1.000 – 1.500 tấn/ngày.

Thu gom tại nguồn

Việc thu dọn, xử lý chất thải rắn xây dựng do Công ty TNHH MTV môi trường đô thị và các Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận huyện đảm nhận nhưng ít khi người dân vận chuyển chất thải xây dựng, xà bần đến trạm của Công ty. Khi sửa sang nhà, phần lớn người dân đều thuê xe ba gác chở đi đổ.

Theo phân tích của những người chạy xe ba gác, nhận chở xà bần đi đổ cho các nhà dân hay công trình, họ luôn đổ lén, bởi chở đến trạm của Công ty TNHH MTV môi trường đô thị phải trả phí, lại mất thêm tiền xăng dầu và tốn công.

Trung chuyển và vận chuyển

Hiện nay trên địa bàn thành phố có 3 trạm trung chuyển xà bần. Nhưng với mức độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong thời buổi hội nhập kinh tế xã hội như hiện nay thì về mặt quy mô và tiêu chuẩn vệ sinh môi trường chưa thể đáp ứng được yêu cầu văn minh đô thị của một trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội lớn như thành phố Hồ Chí Minh.

Trạm trung chuyển xà bần Lê Đại Hành

Công suất 700 tấn / ngày

150 Lê Đại Hành – phường 7 – Quận 11- Tp HCM

Thu gom ,vận chuyển xà bần các địa bàn Quận 5, 12, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Hóc Môn.

Trạm trung chuyển xà bần Bà Hom

Công suất 250 tấn / ngày

75 Bà Hom – phường 13 – Quận 6 – Tp HCM

Thu gom, vận chuyển xà bần trên địa bàn các Quận 6, 7, 8, 10, 11, Bình Chánh, Bình Tân.

Trạm trung chuyển xà bần Võ Thị Sáu

Công suất 250 tấn / ngày

42-44 Võ Thị Sáu – Phường Tân Định – Quận 1 – Tp HCM

Thu gom, vận chuyển xà bần địa bàn các Quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè. Bên cạnh đó, sự hình thành tự phát của các điểm tập trung thu gom, xử lý mua bán xà bần ở các khu giải tỏa và xây dựng mới rất cần được quan tâm quản lý như: dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, khu vực Cầu Điện Biên Phủ, Cầu Kiệu…tại các khu vực này luôn tràn ngập xà bần, gây nhếch nhác cho đô thị. Theo những người dân sống gần khu vực này cho biết những người đổ xà bần bừa bãi thường hoạt động vào ban đêm hoặc giữa trưa gây không ít khó khăn cho các cơ quan chức năng quản lý.

Đối với những điểm tập trung xà bần không thường xuyên thì dân gọi điện báo, qua thông tin đại chúng, báo chí hoặc nhân viên Phòng kiểm tra chất lượng kiểm tra hàng ngày báo về đường dây nóng của Công ty TNHH MTV môi trường đô thị thành phố. Tối thiểu hai giờ sau khi báo thì Công ty điều động xe thu gom lưu động đến thu gom lượng xà bần trên.

Tái sử dụng và tái chế

Hiện nay việc tái chế tái sử dụng xà bần trên địa bàn Thành phố vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống. Các đơn vị vận chuyển thường sẽ tự cân đối hoặc tự tìm nguồn để tái chế (chủ yếu là san lấp mặt bằng)

Việc thực hiện công tác tái chế như trên vẫn có nhiều bất cập như sau:

- Thành phố không có số liệu về khối lượng phát sinh thực sự và không quản lý được doanh thu của các doanh nghiệp trong việc thu gom và xử lý xà bần để thu phí và thu thuế cho Nhà nước. - Lãng phí nguồn tài nguyên do có thể tái sử dụng để làm ra các sản phẩm có giá trị cao hơn là chôn lấp (Gạch Block, tấm panel, Giải phân cách giao thông…)

- Một số loại chất thải xây dựng có lẫn chất thải độc hại khi chôn lấp, san lấp không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới môi trường.

Xử lý & chôn lấp

Lượng xà bần tập trung ở các trạm trung chuyển sẽ được vận chuyển về bãi đổ cuối cùng là công trường xử lý Đông Thạnh. Tại đây, xà bần được phân loại. Đối với các loại vật liệu có thể tái sử dụng, nhân viên công trường tách riêng để bán. Còn các loại vật liệu không thể tái sử dụng như bùn nhão, đất sinh …, xe ủi đẩy từng lớp vào hố sụt lún hoặc xúc đổ lên lớp trên đỉnh bãi rác. 2.1.5 Bùn thải

Nguồn phát sinh

- Bùn thải từ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, bao gồm mạng lưới thoát nước và trạm (chung cư hoặc cụm dân cư)/nhà máy xử lý (tập trung) nước thải sinh hoạt, bao gồm:

+ Bùn nạo vét cống rãnh; + Bùn nạo vét kênh rạch;

+ Bùn sinh học từ các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt;

- Bùn từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp, bao gồm mạng lưới và trạm (nhà máy)/nhà máy (khu công nghiệp) xử lý nước thải công nghiệp, bao gồm:

+ Bùn từ nạo vét các cống thoát nước thải công nghiệp trong Khu công nghiệp, cụm công nghiệp; + Bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp có nhiễm chất thải nguy hại;

- Bùn hầm cầu

- Bùn từ các công trường xây dựng, bao gồm: + Bùn nạo vét hố móng;

+ Bùn khoan cọc nhồi;

+ Bùn từ các dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm - Metro - Bùn từ nhà máy xử lý nước cấp, bao gồm:

+ Bùn từ bể lắng + Bùn cặn từ bể chứa

Thành phần và khối lượng

STT Loại bùn Đơn vị Khối lượng Nguồn phát sinh 01 Bùn nạo vét cống rãnh Từ hệ thống cống và mương hở thoát nước trên địa bàn TP

- Quận huyện m3/ngày 300 đến 350 - Công ty Thoát nước Đô thị m3/ngày 400 đến 450 02 Bùn nạo vét kênh rạch(Tổng khối lượng của dự án) Từ các dự án cải tạo kênh mương, khơi rộng lòng kênh mương - Tân Hóa Lò Gốm (thành phần số 4 m3 415.000 - Nhiêu Lộc – Thị Nghè m3 800.000 - Đại lộ Đông Tây (Tàu Hủ - Bến Nghé - Kênh Đôi – Kênh Tẻ) m3 1.500.000

- Cải thiện môi trường nước

m3 330.000 - Cải tạo Kênh

Ba Bò m3 110.000 - Các tuyến kênh nhỏ m3 100.000 03 Bùn phát sinh từ hoạt động xây dựng(Tổng khối lượng phát sinh của sự án) Khoan cọc nhồi, móc hố móng, đào hầm… - Cao ốc – Trung tâm thương mại… m3/ngày 200 - 250 - Metro 2 m3 450.000 - Metro 3a m3 700.000 - Hầm Thủ Thiêm m3 115.000 04 Bùn hầm cầu m3/ngày 300 – 450 Hút bể phốt của nhà dân 05 Bùn từ HTXLNT tập trung của các Khu công nghiệp (nguy hại và không nguy hại)

m3/ngày 300 – 500 Bùn sinh học và bùn hóa lý

STT Loại bùn Đơn vị Khối lượng Nguồn phát sinh 06 Bùn từ các nhà máy xử lý nước cấp m3/ngày 150 – 300 Bùn từ quá trình keo tụ - lắng 07 Bùn từ các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (Bình Hưng + Kênh Đen) m3/ngày 30 – 50 Bùn sinh học 08 Bùn từ các HTXLNT của các cơ sở sản xuất trong và ngoài Khu công nghiệp

m3/ngày 1.000 –

1.500 Bùn thải nguy hại và không nguy hại

Nguồn: tổng hợp từ nhiều nguồn (2010)

Thu gom tại nguồn

Công tác thu gom và xử lý bùn thải tại Thành phố hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn bất cập, có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên có thể khái quát một số nguyên nhân cơ bản như sau: - Chưa có Quy hoạch tổng thể về công tác quản lý bùn thải trên địa bàn TP Hồ Chí Minh; - Hệ thống văn bản pháp luật quy định về quản lý bùn chưa đầy đủ;

- Chưa có nhà máy xử lý quy mô lớn và công nghệ hiện đại để giải quyết bùn thải phát sinh, các đơn vị thu gom bùn thải nhưng không có địa điểm để xử lý.

Việc thu gom và xử lý các loại bùn thải khác nhau trên địa bàn Thành phố được thực hiện như sau:

Bùn nạo vét cống rãnh

Các tuyến cống cấp 4 do các Công ty Dịch vụ Công ích – Công ty Công trình Công cộng Quận/Huyện chịu trách nhiệm nạo vét, thu gom.

Các tuyến cống cấp 2 và cấp 3 do Công ty Thoát nước Đô thị chịu trách nhiệm nạo vét và thu gom. Các tuyến kênh cấp 1 sẽ do chủ đầu tư các dự án cải tạo, nạo vét kênh mương chịu trách nhiệm nạo vét và thu gom.

Đa phần các loại bùn nạo vét nêu trên không nhiễm các thành phần chất thải nguy hại, hiện tại các loại bùn này chưa được xử lý đúng cách, chủ yếu dùng để san lấp các khu đất trũng và lưu chứa tạm thời tại các khu vực trong Thành phố.

Bùn thải không nhiễm chất thải nguy hại có nguồn gốc hữu cơ

Đây là loại bùn có hàm lượng chất hữu cơ cao, phát sinh từ các nhà máy sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc thực phẩm, bùn vi sinh từ hệ thống xử lý nước thải. Các loại bùn này được kiểm tra thành phần nguy hại trước khi được chuyển đến các cơ sở sản xuất phân bón để ủ làm phân vi sinh.

Bùn hầm cầu

Hiện nay trên địa bàn Thành phố tồn tại một lực lượng thu gom – hút bùn hầm cầu khoảng 120 xe (theo số liệu đã đăng ký với Sở TNMT), lực lượng này sẽ hợp đồng trực tiếp với các hộ dân để hút bùn và vận chuyển lên Nhà máy xử lý bùn hầm cầu của Công ty Phân bón Hòa Bình.

Bùn thải nguy hại

Bùn thải nguy hại sẽ được quản lý theo chất thải nguy hại, các đơn vị phải ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đã được Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Tổng cục Môi trường cấp phép để tiến hành xử lý. Công nghệ xử lý chủ yếu là đốt tại lò đốt 2 cấp và tro được hóa rắn lưu giữ chờ chôn lấp an toàn.

Tái sử dụng và tái chế

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 78 - 84)

w