Quản lý chấtthải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 128 - 129)

- Về lộ trình qui hoạch và xây dựng trạm trung chuyển

5. Phối hợp chặt chẽ với nhau trong điều hành và công nghệ ứng dụng.

5.2.1 Quản lý chấtthải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp

Các đặc thù của sản xuất công nghiệp, của hệ thống tồn trữ, thu gom và vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý và chôn lấp an toàn các loại chất thải công nghiệp, chất thải công nghiệp nguy hại, … đã được xem xét kỹ lưỡng khi thực hiện công tác qui hoạch hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại. Các đặc thù này bao gồm:

Sản xuất công nghiệp:

- Các ngành nghề công nghiệp đa dạng và phức tạp;

- Công nghệ đã áp dụng khác nhau đến rất khác nhau, ngay cả khi cùng sử dụng một loại nguyên liệu và sản xuất ra cùng một loại sản phẩm;

- Công nghệ mới thay đổi rất nhanh và liên tục;

- Các công ty có mức độ đầu tư khác nhau và ý thức bảo vệ môi trường khác nhau (trong nước và nước ngoài, vùng lãnh thổ);

- Các nhà máy có qui mô vừa và nhỏ chiếm đa số;

- Sản xuất của Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng do tình hình sản xuất và nhu cầu của thị trường thế giới;

Hệ thống tồn trữ, thu gom và vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý và chôn lấp an toàn:

- Hầu hết các loại chất thải “sạch” và phế liệu đều có giá trị tái sử dụng và tái chế với giá trị rất khác nhau;

- Thành phần và khối lượng chất thải thay đổi đáng kể, dẫn đến kết quả thị trường chất thải và phế liệu ngày càng tăng và khá ổn định, nhưng một loại nào đó thì không ổn định. Ví dụ, cao su thải; - Do có giá trị tái sử dụng và tái chế, tất cả các cơ sở sản xuất đều đã ít nhiều phân loại chất thải tại nguồn, nhưng chủ yếu là các loại chất thải “sạch” có giá trị tái chế cao;

- Toàn bộ hệ thống thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường và xã hội hóa 100%;

- Các công ty tái chế và xử lý nằm trong hệ thống đều ở qui mô vừa, nhỏ và rất nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu là vốn tự có;

- Công nghệ và thiết bị áp dụng ở mức độ trung bình; - Trình độ cán bộ kỹ thuật và công nhân thấp.

- Các văn bản pháp luật thiếu chặt chẽ và văn bản về qui chuẩn kỹ thuật chưa đầy đủ. Hiện nay đã có QCVN về lò đốt chất thải nguy hại, Quy định kỹ thuật về bãi chôn lấp an toàn, hướng dẫn về phương tiện thiết bị, thu gom, vận chuyển cho việc hành nghề vận chuyển, xử lý CTNH, nhưng thiếu chi tiết.

- Hệ thống giám sát và kiểm tra không chặt chẽ;

Kinh nghiệm và thực tế vận hành toàn bộ hệ thống của các công ty tái chế và xử lý chất thải trong điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh cũng được áp dụng trong việc xây dựng qui hoạch. Qui hoạch này được xây dựng khi Qui hoạch vùng mới chỉ có định hướng (chiến lược) cũng là một yếu tố được xem xét.

Đồng thời, theo quan điểm qui hoạch hiện nay, do nhiều yếu tố ảnh hưởng thay đổi nhanh chóng và rất khó dự đoán, qui hoạch thể hiện dưới đây theo hướng qui hoạch “mở” (linh hoạt), có khả năng điều chỉnh khi cần thiết

Nhiều phương án qui hoạch đã được đặt ra, trao đổi và so sánh để lựa chọn phương án thích hợp nhất và chủ động (ít bị ảnh hưởng) nhất. Báo cáo dưới đây trình bày phương án qui hoạch đã được lựa chọn.

Phân loại và tồn trữ tại nguồn Phân loại chất thải tại nguồn

Phân loại chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại tại nguồn là hoạt động kỹ thuật đầu tiên trong toàn bộ dây chuyền kỹ thuật quản lý. Trong hầu hết các trường hợp, phân loại chất thải rắn tại nguồn hợp lý đưa đến hiệu quả kinh tế và môi trường rất cao. Hơn nữa, phân loại chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại nguồn là thực hiện Điều 68, Mục 1 và Điều 71, Mục 2 Luật Bảo vệ Môi trường (2005).

Mục đích của hoạt động phân loại chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại bao gồm:

• An toàn trong hoạt động quản lý chất thải và bảo vệ môi trường ngay tại các nhà máy và cơ sở sản xuất;

• Tạo nguồn chất thải/phế liệu “sạch” nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tái sử dụng và tái chế thành nguồn nguyên liệu mới, kể cả việc tái chế các chất hữu cơ “sạch" thành năng lượng và sản xuất compost chất lượng cao.

• Tạo điều kiện thuận lợi khi kê khai trong công tác đăng kí Chủ nguồn thải, đồng thời giảm đáng kể chi phí quản lý chất thải, kết quả là giảm giá thành sản xuất.

• Thuận lợi cho quá trình sử dụng công nghệ thông tin (E-manifest và E-card) trong quản lý. Tại các nhà máy và cơ sở sản xuất, chất thải rắn phát sinh được chia làm hai loại:

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w