2025: Sẽ thực hiện phân loại sau khi tổ chức đồng loạt phân loại chấtthải rắn sinh hoạt tạ

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 138 - 142)

- Về lộ trình qui hoạch và xây dựng trạm trung chuyển

2016 2025: Sẽ thực hiện phân loại sau khi tổ chức đồng loạt phân loại chấtthải rắn sinh hoạt tạ

nguồn cho mọi đối tượng. Thu gom, vận chuyển

2016 – 2020 : Xây dựng tuyến thu gom chất thải nguy hại từ các trạm trao đổi chất thải trong khu dân cư đến các nhà máy tái chế, xử lý tập trung.

2021- 2025 : Thực hiện vận chuyển chất thải nguy hại theo tuyến và thời gian quy định.

Tái chế, xử lý

Thực hiện trao đổi chất thải ( chất thải nguy hại như bóng đèn, pin, acquy qua sử dụng được đổi lấy sản phẩm mới), yêu cầu song song là quy định các nhà sản xuất thu gom sản phẩm của mình để tái sử dụng, tái chế. Phần chất thải nguy hại nào không tái chế được sẽ tiến hành thu gom, vận chuyển đến các nhà máy xử lý tập trung.

5.3 Chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại5.3.1 Phân loại và tồn trữ tại nguồn 5.3.1 Phân loại và tồn trữ tại nguồn

Phân loại tại nguồn

Mục tiêu: Các cơ sở y tế phải thực hiện ngay theo các quy định hiện hành và đến năm 2015, 100%

cơ sở y tế phải tiến hành phân loại tại nguồn triệt để;

Chất thải rắn tại các cơ sở y tế phải được phân loại tại nguồn (cơ sở y tế tự thực hiện và tự đầu tư trang thiết bị) thành các nhóm như sau:

Nhóm 1: Chất thải lây nhiễm: phân loại theo các loại A, B, C và D theo Quy chế quản lý chất thải y tế QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.

Nhóm 2: Chất thải hóa học nguy hại; Phân loại theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý CTNH và QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.

Nhóm 3: Chất thải phóng xạ (Quản lý theo quy định chất thải phóng xạ do Bộ Khoa học và Công

nghệ ban hành).

Nhóm 4: Chất thải bình chứa áp suất; Phân loại theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày

Nhóm 5: Chất thải thông thường (chất thải hữu cơ dễ phân hủy và chất thải có thể tái chế - không

nguy hại) (Quản lý theo quy định hiện hành).

- Việc tổ chức phân loại tại nguồn, thu gom nội bộ bên trong cơ sở y tế thực hiện theo hướng dẫn của QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.

Tồn trữ (dụng cụ và thiết bị) tại nguồn

Mục tiêu: Các cơ sở y tế phải thực hiện ngay theo các quy định hiện hành và đến năm 2015, 100% cơ sở y tế có dụng cụ thiết bị cần thiết (đúng và đủ) để lưu giữ tại nguồn; Bổ sung các quy định còn thiếu.

Túi và thùng chứa chất thải:

- Màu vàng: dùng cho nhóm 1 - chất thải y tế lây nhiễm;

- Màu đen: dùng cho nhóm 2 và nhóm 3 - chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ; - Màu xanh: dùng cho nhóm 4 và nhóm 5 - chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ; - Màu trắng: dùng cho chất thải tái chế;

- Quy cách túi và thùng chứa thực hiện theo hướng dẫn của QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế;

- Các loại chất thải phải được chứa trong túi và túi được chứa trong thùng, trừ chất thải sắc nhọn chứa trực tiếp trong thùng cứng;

Nhà và khu vực chứa chất thải:

- Cơ sở y tế phải có khu vực lưu giữ các loại chất thải an toàn cho con người và môi trường khu vực xung quanh (theo quy định cụ thể trong QĐ 43/2007/QĐ-BYT);

- Các bệnh viện quận huyện phải có nhà chứa chất thải rắn y tế lây nhiễm cách ly và phải được trang bị thiết bị điều hòa nhiệt độ để hạn chế sự phát triển của thành phần lây nhiễm;

- Các cơ sở y tế có khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại (nhóm 1) phát sinh từ 50kg/ngày trở lên phải có nhà chứa cách ly và phải được trang bị thiết bị điều hòa nhiệt độ;

- Các cơ sở y tế có khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại (nhóm 1) phát sinh dưới 50kg/ngày phải có khu vực chứa (đặt để thùng chứa) cách ly an toàn;

Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế:

- Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế: không quá 48 giờ;

- Thời gian lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: có thể đến 72 giờ; - Chất thải giải phẫu: phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hàng ngày.

- Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 5kg/ngày: thời gian thu gom tối thiểu hai lần trong một tuần.

Các chương trình thực hiện:

- Giai đoạn 2011 – 2015: hoàn thiện việc phân loại tại nguồn; Xây dựng bổ sung các quy định còn thiếu

- Giai đoạn 2016 – 2020:

+ Tất cả các cơ sở y tế phải thực hiện phân loại triệt để tại nguồn, có khu vực và nhà chứa chất thải theo quy định;

+ Khuyến khích các cơ sở y tế xây dựng đường ống thu gom chất thải y tế từ nguy hại từ khoa phòng đến thẳng nhà lưu chứa;

+ Khuyến khích các cơ sở y tế xây dựng nhà lưu chứa chất thải y tế lây nhiễm cách ly và có trang thiệt máy điều hòa nhiệt độ;

+ Khuyến khích các cơ sở y tế đăng ký chủ nguồn thải và có hợp đồng chuyển giao xử lý (đối với các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại dưới 120 kg/năm).

5.3.2 Tái sử dụng và tái chế

Mục tiêu

- Quản lý được khối lượng chất thải rắn y tế tái chế và đưa vào chi phối bởi quy chế hoạt động tái chế (nếu có).

- Người đứng đầu cơ sở y tế sẽ chịu trách nhiệm về việc xác định các nhóm chất thải y tế tại cơ sở và phân loại tại nguồn; khai báo thành phần và khối lượng cho cơ quan quản lý chức năng; chuyển giao xử lý các nhóm chất thải theo đúng quy định.

Các loại chất thải và phế liệu có khả năng tái sử dụng và tái chế

- Các vật liệu thuộc chất thải thông thường không dính, chứa các thành phần nguy hại (lây nhiễm, chất hóa học nguy hại, chất phóng xạ, thuốc gây độc tế bào) và phải được phân loại triệt để tại nguồn.

- Một số loại chất thải được phép tái chế: + Nhựa:

▪ Chai nhựa đựng các dung dịch không có chất hóa học nguy hại như: dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonate, ringer lactat, dung dịch cao phân tử, dịch lọc thận và các chai nhựa đựng dung dịch không nguy hại khác.

▪ Các vật liệu nhựa khác không dính các thành phần nguy hại. + Thủy tinh:

▪ Chai thủy tinh đựng các dung dịch không chứa các thành phần nguy hại. ▪ Lọ thủy tinh đựng thuốc tiêm không chứa các thành phần nguy hại. + Giấy: Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy. + Kim loại: các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại.

Công nghệ tái chế

- Ứng dụng các công nghệ hiện có trên thị trường.

- Khuyến khích áp dụng công nghệ mới tiên tiến và loại bỏ các thiết bị máy móc, công nghệ cũ. - Nghiên cứu phát triển công nghệ có thể tái chế được một số loại chất thải có nhiễm yếu tố nguy hại đảm bảo an toàn trong quá trình tái chế và sản phẩm tái chế.

Qui hoạch các khu vực tái chế

Nguồn và khối lượng chất thải rắn y tế tái chế nhỏ hơn so với chất thải đô thị, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, do đó việc quy hoạch này sẽ định hướng theo hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp, hay nói cách khác là tuân theo các quy hoạch phát triển loại hình công nghiệp tái chế.

5.3.3 Thu gom và vận chuyểnMục tiêu Mục tiêu

- Đến năm 2015: Thu gom 85% chất thải rắn y tế nguy hại. - Đến năm 2020: Thu gom 100% chất thải rắn y tế nguy hại.

- Duy trì và phát triển hệ thống thu gom vận chuyển hiện tại; không khuyến khích kêu gọi xã hóa và đầu tư nước ngoài, tuy nhiên vẫn mở cửa cho hệ thống tư nhân tham gia, nếu họ có đủ năng lực cạnh tranh và đảm bảo được lợi nhuận.

- Nhà nước tiếp tục kiểm soát giá cả dịch vụ để không tạo thành thị trường độc quyền và đảm bảo lợi ích cho đơn vị thực hiện dịch vụ và cơ sở y tế.

- Thiết bị và phương tiện của CITENCO đã được chuyên dụng hóa: Giao CITENCO xem xét tiếp tục đầu tư trang thiết bị đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường qua từng giai đoạn và là đơn vị phải kiểm soát và làm chủ tình hình khi có biến động, sự cố chất thải y tế phát sinh tăng đột biến.

- Phát triển, mở rộng hệ thống thu gom tại nguồn bằng xe mô tô 2 bánh ở hệ thống Công ty DVCI quận huyện, vì mô hình này rất phù hợp với điều kiện hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh:

+ Đồng bộ về loại xe mô tô 2 bánh: loại xe, dung tích xylanh 100- 150cc, màu sơn vàng;

+ Đồng bộ thùng chứa trên xe: dung tích 60 lít, màu sơn vàng, logo, có nắp đậy kín với chốt an toàn;

Lộ trình thực hiện:

- Giai đoạn 2012 – 2015: 50% địa bàn quận huyện đạt yêu cầu; - Giai đoạn 2016 – 2020: 100% địa bàn quận huyện đạt yêu cầu.

- Khuyến khích hệ thống Công ty DVCI đầu tư xe chuyên dụng loại nhỏ (loại xe 0,5 – 1,0 tấn), thùng chuyên dụng cho đồng bộ với CITENCO và đầu tư dự phòng chất thải tăng đột biến (sau 2015).

Trung chuyển

- Giai đoạn 2012 – 2015: Hiện nay mỗi quận huyện đều có một bệnh viện cấp quận huyện (công lập). Như vậy tiến tới xây dựng hoàn thiện nhà lưu chứa chất thải rắn y tế cho mỗi bệnh viện, vừa lưu chứa chất thải của bệnh viện (tại chỗ), vừa là nơi tập trung chất thải trên địa bàn quận (do Công ty DVCI thu gom) để trước khi CITENCO đến thu gom và vận chuyển xử lý. Đến cuối năm 2015, 100% bệnh viện quận huyện phải đạt yêu cầu này.

- Giai đoạn 2020 – 2025: Khi Công ty DVCI có đủ năng lực (trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng và đồng bộ) thì phân bổ thu gom tại nguồn về cho quận huyện và CITENCO chỉ đảm trách phần thu gom tại trạm trung chuyển, hoặc có thể chỉ đảm trách phần xử lý (mang tính định hướng).

Tuyến vận chuyển chất thải

Do các cơ sở y tế nằm rãi rác trong lòng đô thị (dân cư) với khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại không lớn so với các loại chất thải khác, nên trong giai đoạn này không đặt nặng yêu cầu về tuyến vận chuyển mà tập trung vào đầu tư trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng, để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu giữ và vận chuyển trên đường. Cần thiết đầu tư các loại phương tiện vận chuyển nhỏ (vừa đủ) để có thể dễ dàng di chuyển trong khu vực dân cư.

Ngoài ra, trong điều kiện bắt buột thì tuyến vận chuyển có thể được áp dụng chung với tuyến vận chuyển chất thải công nghiệp- nguy hại của thành phố.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý E-manifest, E-card, GPS, TMS

Áp dụng chung với quy định quản lý bằng công nghệ thông tin của hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của thành phố.

5.3.4 Xử lý và chôn lấp an toàn (secure landfill) Mục tiêu: Mục tiêu:

- Đến năm 2015: 85% khối lượng chất thải rắn y tế lây nhiễm (nguy hại) được thu gom xử lý (nguồn thường xuyên), kể cả khi khối lượng tăng đột biến;

- Đến năm 2020: 100% khối lượng chất thải rắn y tế lây nhiễm (nguy hại) được thu gom xử lý (nguồn thường xuyên), kể cả khi khối lượng tăng đột biến.

- Đảm bảo đủ năng lực xử lý chất thải y tế phát sinh trong các trường hợp sự cố bệnh dịch gia cầm gia súc, thực phẩm nhiễm độc, nguyên dược liệu, dược phẩm hư hỏng… (nguồn không thường xuyên).

Các loại chất thải phải xử lý và chôn lấp an toàn

Nhóm 1: Chất thải y tế lây nhiễm à xử lý đốt tiêu hủy. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử

lý ban đầu trước khi lưu giữ tại nguồn. Trường hợp chất thải này được xử lý ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hoặc các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như chất thải thông thường và có thể tái chế.

Nhóm 2: Chất thải hóa học nguy hại:

- Ưu tiên tái sử dụng, tái chế và trả lại nơi sản xuất; loại thành phần nguy hại sau đó tái sử dụng hoặc tái chế;

- Không thể tái chế à xử lý đốt tiêu hủy hoặc chôn lấp an toàn (tùy tính chất của chất thải).

Nhóm 3: Chất thải phóng xạ à Cơ sở y tế sử dụng chất phóng xạ và dụng cụ thiết bị liên quan đến

chất phóng xạ phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ.

Nhóm 4: Chất thải bình chứa áp suất à Ưu tiên tái sử dụng, tái chế và trả lại nơi sản xuất; loại thành phần nguy hại sau đó tái sử dụng hoặc tái chế.

Nhóm 5: Chất thải thông thường

- Chất hữu cơ dễ phân hủy à Xử lý theo hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị của thành phố; - Chất thải có thể tái chế (phế liệu) à Tái sử dụng, tái chế theo thị trường tự do.

Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại

- Xác định công nghệ trong giai đoạn đến năm 2025: đốt

Các công nghệ đốt:

+ Đốt trong lò đốt 2 cấp (đốt bằng dầu, điện, gas), nhiệt độ trên 1.0000C + Đốt bằng công nghệ plasma

Quy hoạch xử lý

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 138 - 142)