Cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý chấtthải của thành phố

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 86 - 90)

- Bùn nạo vét cống rãnh: hiện tại chưa được tái chế

1. Môi trường

3.1.2. Cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý chấtthải của thành phố

Hiện nay (2011), thành phố Hồ Chí Minh có hai phòng thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường. Đó là phòng Quản lý Môi trường và phòng Quản lý Chất thải rắn thực hiện công tác quản lý chính sách, quản lý điều hành, cũng như

giải quyết các sự vụ, sự cố về môi trường thuộc lĩnh vực nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, bùn hầm cầu, nhà vệ sinh công cộng và nghĩa trang.

Trong đó, cơ quan tham mưu trực tiếp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn là Phòng Quản lý chất thải rắn có các chức năng, nhiệm vụ sau đây :

- Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý quy hoạch và hệ thống quản lý chất thải rắn (chất thải đô thị, chất thải công nghiệp, kể cả chất thải nguy hại), bao gồm lưu trữ, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, tái sinh và tái chế, xử lý và chôn lấp chất thải rắn, lĩnh vực mai táng, quản lý nghĩa trang. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác vận hành hệ thống quản lý chất thải rắn đảm bảo chất lượng vệ sinh.

- Tham mưu cho Giám đốc Sở soạn thảo các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chất thải rắn; phê duyệt, thông qua các quy trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá thuộc lĩnh vực chất thải rắn;

- Cùng với Phòng Kế hoạch tổng hợp thẩm định và tham mưu cho Giám đốc Sở cấp phép cho công tác lưu trữ, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp; đồng thời quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố;

- Thống kê và đánh giá kỹ thuật cơ sở hạ tầng công trình thuộc lĩnh vực chất thải rắn;

- Cùng với Thanh tra Sở tham mưu cho Giám đốc Sở xử lý đối với các vi phạm chất lượng vệ sinh môi trường trong lĩnh vực chất thải rắn;

- Xây dựng các kế hoạch, chương trình nâng cao chất lượng phục vụ của lĩnh vực quản lý chất thải rắn; tham gia các kế hoạch, chương trình của thành phố liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải rắn;

- Định kỳ tổ chức đánh giá, báo cáo tình hình triển khai các kế hoạch, chương trình và dự án thuộc lĩnh vực chất thải rắn và đề ra phương hướng và biện pháp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo;

- Xây dựng và đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn.

- Tham mưu cho Giám đốc Sở trong việc đề xuất kế hoạch đấu thầu, tiêu chuẩn xét chọn thầu; thẩm định các hồ sơ thiết kế, dự toán các công trình; thông qua các phương án kỹ thuật, đề xuất thay đổi, bổ sung công nghệ và các thay đổi có liên quan đến khối lượng và tiêu chuẩn, chất lượng các công trình liên quan lĩnh vực chất thải rắn;

- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của đơn vị trực thuộc.

Để thực hiện các chức năng trên, Phòng Quản lý chất thải rắn phối hợp với (1) các Phòng, Ban trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, như phòng Quản lý Môi trường, Thanh tra Sở, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Ban quản lý các Khu liên hợp Xử lý Chất thải Thành phố (MBS), và (2) các đơn vị liên quan, như Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố (HEPZA), phòng Tài nguyên và Môi trường các quận huyện.

Hình 3.2 Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh.

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chất thải rắn trên địa bàn thành phố, phòng Quản lý chất thải rắn hiện đang thực hiện công tác trên hai lĩnh vực chính: (1) quản lý về mặt chính sách (quản lý chính sách), và (2) quản lý về mặt điều hành (quản lý điều hành).

Quản lý chính sách

Công tác quản lý chính sách của Phòng bao gồm (1) hướng dẫn (tập huấn) thực hiện nội dung của các văn bản pháp lý do Chính phủ ban hành, (2) tham mưu cho Ủy ban Nhân dân ban hành, hoặc đề xuất ban hành các văn bản pháp qui thuộc thẩm quyền của Thành phố, Sở nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chất thải tại địa phương. Các công việc này bao gồm: xây dựng chiến lược, các định hướng qui hoạch và qui hoạch, các chương trình, kế hoạch quản lý chất thải căn cứ vào các chiến lược quốc gia, chiến lược của địa phương, qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội, qui hoạch ngành (phát triển giao thông, công nghiệp,…), các nghị quyết, chương trình hành động của trung ương và địa phương.

Cụ thể, các nội dung liên quan đến các công việc này bao gồm:

Về Chiến lược quản lý chất thải

Triển khai thực hiện chiến lược quản lý chất thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở : - Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (đã được phê duyệt);

- Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009.

- Chiến lược Bảo vệ Môi trường của thành phố Hồ Chí Minh (đang dự thảo).

- Định hướng Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải tại TPHCM đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 (đang xây dựng).

Qui hoạch quản lý chất thải

Xây dựng Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải tại TPHCM đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, bao gồm các nội dung sau đây :

- Qui hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại; - Qui hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải sinh hoạt nguy hại; - Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại; - Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại (trừ chất thải phóng xạ); - Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn xây dựng

- Quy hoạch hệ thống quản lý bùn thải

- Qui hoạch hệ thống nghĩa trang và trung tâm hỏa táng.

Xây dựng văn bản pháp luật

Chủ trì, tham mưu, soạn thảo trình UBND thành phố ban hành các văn bản pháp luật về quản lý chất thải đế áp dụng trên địa bàn thành phố:

- Quy định quản lý bùn hầm cầu (đã hoàn chỉnh, đang trình thẩm định);

- Quy chế quản lý dịch vụ thu gom rác sinh hoạt hộ gia đình (quản lý rác dân lập) (đã hoàn chỉnh, đang trình thẩm định);

- Quy chế phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (đã hoàn chỉnh, đang trình thẩm định); - Quy định áp dụng thí điểm GPS cho các xe vận chuyển bùn hầm cầu (đang xây dựng); - Quy định quản lý chất thải (đang xây dựng);

- Qui định về ứng dụng công nghệ thông tin trong (công tác quản lý Nhà nước) các hoạt động vận chuyển và xử lý chất thải (đang nghiên cứu);

- Qui định về các hoạt động tái chế phế liệu và chất thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (đang nghiên cứu)

- Qui chế xã hội hóa hệ thống vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị (đang nghiên cứu) - Quy định quản lý CTRXD (xà bần) trên địa bàn thành phố (đang dự thảo)

Xây dựng và thực hiện các Chương trình về quản lý chất thải

1. Chương trình thu phí vệ sinh chất thải rắn sinh hoạt (thông thường) từ các nguồn thải và chất thải rắn công nghiệp từ các cơ sở sản xuất.

2. Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp, bao gồm cả chất thải nguy hại.

3. Chương trình xã hội hóa hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý và chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại

4. Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý chất thải.

5. Chương trình kiểm tra và giám sát toàn bộ hệ thống quản lý chất thải, kết hợp xây dựng ngân hàng số liệu (databank).

6. Chương trình tuyên truyền (hội thảo) và tập huấn. 7. Chương trình biến đổi khí hậu và hợp tác quốc tế. 8. Chương trình tái chế.

9. Chương trình văn minh đô thị.

10. Đề án 30 và cải cách hành chính (ISO). 11. Chương trình kêu gọi đầu tư.

12. Chương trình quản lý chất hữu cơ bền vững (POPs). Quản lý điều hành

Quản lý điều hành cần phải có mục tiêu cụ thể, định hướng rõ ràng và kế hoạch chi tiết để thực thi. Để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước, phải thực hiện công tác kiểm tra và giám sát (hậu kiểm) Về cơ bản, quản lý điều hành là việc giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến Luật bảo vệ môi trường. Để thực hiện chức năng này, Phòng Quản lý chất thải rắn hiện đang thực hiện các công việc sau :

Các công tác quản lý thường xuyên

- Theo dõi, xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan đến hệ thống quản lý chất thải trên địa bàn (24 quận/huyện);

- Cấp phép chủ nguồn thải, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy trình ISO. - Kiểm tra và giám sát toàn bộ hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải; - Nghiệm thu, thanh toán khối lượng xử lý chất thải của các đơn vị theo hợp đồng;

- Báo cáo thường xuyên và đột xuất tất cả các công việc có liên quan đến chất thải; đề xuất, tham mưu Lãnh đạo Sở hướng xử lý.

- Theo dõi, hướng dẫn thủ tục, giám sát và họp Tổ công tác liên ngành về quá trình thực hiện dự án đầu tư xử lý chất thải, dự án CDM của các chủ đầu tư theo quy định.

- Thẩm định, trình UBND TP chủ trương thực hiện các dự án xử lý chất thải nói chung trên địa bàn thành phố.

- Giải quyết các vấn đề sự vụ (xử lý, trả lời công văn đến về các công việc có liên quan đến quản lý chất thải)

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan (Thanh tra, PC49, C49, Chi cục Bảo vệ môi trường, MBS và các Sở, Ban, Ngành khác).kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý chất thải trên địa bàn thành phố chặt chẽ với

Yêu cầu quan trọng của quản lý điều hành là tổ chức bộ máy và năng lực nhân sự.

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w