Khối lượng từ các nguồn phát sinh thường xuyên

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 66 - 67)

C Khu công nghệ cao

a) Khối lượng từ các nguồn phát sinh thường xuyên

Theo số liệu báo cáo của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố, giai đoạn 2000 – 2010 chất thải rắn y tế (lây nhiễm) thu gom xử lý đã tăng liên tục từ 4,6 tấn/ngày (2000) đến 12,86 tấn/ngày (2009) từ các cơ sở khám chữa bệnh, mà chủ yếu là từ các bệnh viện (hầu hết là khối công lập) và có thực hiện hợp đồng vận chuyển, xử lý. Năm 2010 khối lượng là 11,54 tấn/ngày (5 tháng đầu năm 2011 tổng khối lượng là 1.631,2 tấn, tương đương 10,87 tấn/ngày) (Bảng 2.30).

Như vậy, số lượng cơ sở y tế còn lại có hai trường hợp xảy ra: (1) là có ký hợp đồng với các Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích (viết tắt là MTV DVCI) quận huyện thì khối lượng đã được bao gồm trong báo cáo của CITENCO; (2) là không có ký hợp đồng thì khối lượng này được thải theo con đường chất thải rắn sinh hoạt hoặc thải bỏ ra môi trường hoặc đốt tại chỗ và chưa được thống kê đầy đủ. Các đối tượng không thực hiện hợp đồng chuyển giao chất thải rắn y tế hầu hết là ở khối dân lập có quy mô nhỏ (phòng mạch, phòng nha, phòng khám nhỏ, phòng nữ hộ sinh, các cơ sở đào tạo ngành y dược, sản xuất dược, kinh doanh dược…).

Bảng 2.30 Khối lượng chất thải rắn y tế vận chuyển và xử lý (2000-2010)

Giải thích cho hiện tượng giảm đột biến khối lượng năm 2010 có thể là do một trong những nguyên nhân sau:

(1) Chiều hướng tích cực: sự phân loại tại nguồn được thực hiện khá tốt (triệt để) tại các cơ sở y tế, tách phế liệu (tận thu) ra khỏi chất thải y tế lây nhiễm làm cho khối lượng này giảm. Nếu chiều hướng này xảy ra, đồng nghĩa cơ quan quản lý đã thực hiện tốt vai trò quản lý của mình, nhưng trong thực tế năm 2010 Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Y tế không có kế hoạch triển khai đẩy mạnh công tác phân loại tại nguồn ở các cơ sở y tế. Như vậy có khả năng là các cơ sở y tế tự nhận thức trong công tác phân loại tại nguồn nhằm tận thụ được phế liệu và giảm chi phí xử lý.

(2) Chiều hướng tiêu cực: Để giảm chi phí xử lý, các cơ sở y tế rất có thể đã bỏ một phần chất thải y tế lây nhiễm chung với chất thải rắn sinh hoạt (trong quá trình phân loại) để giảm khối lượng chất thải rắn y tế lây nhiễm cần phải xử lý.

(3) Một số cơ sở y tế đã cắt hợp đồng (hoặc giảm một phần khối lượng) với CITENCO để chuyển cho một đơn vị xử lý khác với giá cạnh tranh hơn (rẻ hơn).

Tất cả những nguyên nhân trên làm giảm khối lượng xử lý trong năm 2010, chỉ là giả thuyết ban đầu, Quy hoạch này đề xuất cần phải có sự xem xét đánh giá lại để làm rõ nguyên nhân của hiện tượng giảm đột biến này.

Theo thống kê, từ năm 2006 đến nay chất thải rắn y tế thu gom được tăng từ 9 tấn/ngày đến 13 tấn/ngày, và hiện nay khoảng 12- 13 tấn/ngày. Ước tính khoảng 8.000 (65%) cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ chưa thu gom được. Nếu mỗi cơ sở y tế nhỏ lẻ phát sinh từ 0.1 – 0.5kg/ngày chất thải rắn y tế lây nhiễm thì có khoảng 0.8 – 4 tấn/ngày chưa được thu gom. Số lượng chưa thu gom được này đang theo hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt đến các bãi chôn lấp của thành phố.

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 66 - 67)

w