Cơ sở vật chất – Công cụ kỹ thuật hỗ trợ

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 164 - 166)

- Vị trí đất xây dựng nhà máy

b. Cơ sở vật chất – Công cụ kỹ thuật hỗ trợ

Đây là thành phần thứ hai trong phương trình (1) yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, như trên đã trình bày, về khía cạnh thực tế, không phải cơ sở vật chất lớn vô cùng là thay thế được thành phần con người. Nhưng cũng phải nhận thấy, nếu chỉ dùng yếu tố con người thì rất khó hoàn thành công tác quản lý (kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt). Ví dụ, chỉ riêng cấp phép chủ nguồn thải và nhập số liệu của 12.000 cơ sở công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh đã cần đến 40 cán bộ/năm với tốc độ nhập liệu 200 phiếu/người-ngày.

Cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật – công nghệ hỗ trợ ngoài việc làm tăng năng suất lao động (tăng định mức), giảm số lượng cán bộ (một cách đáng kể), còn giải quyết một số vấn đề mà con người thông thể thực hiện được. Ví dụ công tác quan trắc chất lượng môi trường.

Cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật công nghệ hỗ trợ cần thiết cho hệ thống quản lý chất thải tại thành phố trong thời gian tới có thể liệt kê dưới đây:

1. Phòng thí nghiệm phân tích chất lượng môi trường và nghiên cứu công nghệ;

2. Hệ thống GPS (Global Positioning System), TMS (Tele-monitoring System), Chứng từ (thẻ) điện tử (E-manifest, E-card) trong hoạt động quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại trong thời gian trước mắt, bùn hầm cầu, tiến đến áp dụng trong lĩnh vực quản lý các loại chất thải còn lại.

3. Chương trình (software) quản lý (có thể kết nối thông tin giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan trong hệ thống như : đơn vị vận chuyển, đơn vị xử lý chất thải, đơn vị tái chế, các khu liên hợp xử lý chất thải…)

4. Thiết bị kỹ thuật – công nghệ hỗ trợ;

6.3 Hệ thống văn bản pháp luật6.3.1 Luật 6.3.1 Luật

Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

Trong thời gian qua, tình hình triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã phta1 huy rõ rệt, tạo ra hành lang pháp lý cho công tác quản lý chất thải và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn dân. Tuy nhiên, một số điều bất cập đã xảy ra khi triển khai trên thực tế một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Theo thống kê chi tiết của Vụ Tổ chức Cán bộ của Bộ TNMT, hiện nay có đến 30 vấn đề tồn tại, chồng chéo trong phân công, phân cấp quản lý Nhà nước về môi trường. Như vậy, có thể thấy, việc tháo gỡ những “nút thắt” trong sự chồng chéo quản lý này trong Luật Bảo vệ Môi trường là một yêu cầu cấp bách. Có thể tóm tắt như sau :

- Việc phân công quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng đang có nhiều Bộ cùng thực hiện và có tổ chức chuyên trách riêng như hiện nay nên đã tạo ra sự chồng chéo, vừa không rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính, vừa làm cho bộ máy, biên chế cồng kềnh và đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Cụ thể là Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đều có chức năng quản lý chất thải.

- Luật Bảo vệ Môi trường ra đời năm 2005 khi đó chưa có cơ quan cảnh sát môi trường nên chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan này chưa được quy định rõ trong Luật. Khi thành lập, cơ quan cảnh sát môi trường hoạt động theo Nghị định của Chính phủ và quy định của Bộ Công an nên có rất nhiều chức năng, nhiệm vụ trùng với cơ quan quản lý môi trường.

- Các quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải các loại (là hiện trạng thực tế phát sinh tại thành phố thời gian qua) chưa được đề cập cụ thể trong Luật, gây khó khăn cho việc tạo hành lang pháp lý để quản lý các loại chất thải này.

- Các khái niệm, định nghĩa và thuật ngữ về chất thải không còn phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt trong bối cảnh cần đẩy mạnh nhu cầu tái sinh, tái chế và tái sử dụng các loại chất thải còn giá trị, hạn chế việc thải ra môi trường.

Với các bất cập trên cho thấy việc sớm trình Quốc hội ban hành Luật sửa ửa đổi bổ sung Luật Bảo vệ môi trường là một yêu cầu cần thiết cho công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng hiện nay.

6.3.2 Các văn bản dưới Luật

Khi Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi ra đời, cần thiết phải chuẩn bị sẵn hàng loạt các văn bản dưới Luật để hướng dẫn thi hành, trong đó đặc biệt là các Nghị định, Thông tư có liên quan.

Dự kiến, đối với công tác quản lý chất thải, cần thiết phải ban hành các văn bản dưới Luật sau để “theo kịp” với thực trạng công tác quản lý chất thải hiện nay:

- Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý chất thải nói chung (bao gồm tất cả các loại chất thải : CTRSH, CTRCN và CTNH, CTRYT, CTRXD, bùn thải), trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến khái niệm và định nghĩa các loại chất thải này phù hợp với tình hình thực tế (hiện nay chỉ có Nghị định 59 về quản lý chất thải rắn nên không có cơ sở pháp lý quản lý các loại chất thải khác) - Nghị định của Chính phủ về cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo hiện nay.

- Nghị định của Chính phủ về tội phạm môi trường, đặc biệt cần quy định rõ các dấu hiệu, hành vi cụ thể được xem là tội phạm môi trường.

- Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an hướng dẫn các Nghị định nêu trên. - Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện kỹ thuật của phương tiện thu gom, vận chuyển các loại chất thải.

- Thông tư của Bộ TNMT hoặc Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác lập quy hoạch quản lý chất thải tại địa phương.

6.3.3 Các quy định, quy chế

Song song việc ban hành các văn bản dưới Luật của Trung ương, thành phố Hồ Chí Minh cần kiến nghị Trung ương phân cấp cho thành phố thẩm quyền ban hành các quy định, quy chế, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho công tác quản lý chất thải, phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm của thành phố (có khối lượng chất thải lớn nhất trong cả nước). Cụ thể như sau :

- Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất thải (với việc được quy định hành vi cụ thể, chưa có trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp cưỡng chế, xử phạt nghiêm khắc).

- Quy định tiêu chuẩn, quy chuẫn kỹ thuật phương tiện vận chuyển chất thải trên địa bàn thành phố.

- Quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý chất thải trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, việc triển khai các chương trình, kế hoạch quản lý chất thải tại thành phố trong thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn do vướng cơ chế, chính sách pháp luật của Trung ương như : việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải, việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật để phát hiện và xử lý hành vi vi phạm về quản lý chất thải, việc thẩm định, cho phép các loại hình dịch vụ xử lý chất thải mới tại thành phố…chưa được các văn bản pháp luật Trung ương quy định. Do vậy, trong thời gian tới, để tạo sự chủ động cho thành phố trong công tác quản lý chất thải, yêu

cầu cấp thiết đặt ra là cần phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho thành phố trong công tác quản lý chất thải, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ quy hoạch đã đề ra trong hệ thống quản lý chất thải tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 164 - 166)