Tái sử dụng trực tiếp chấtthải thành sản phẩm, thay vì tái sử dụng chấtthải thành nguyên liệu; 5 Sử dụng thiết bị và nhân công địa phương ở mức cao nhất.

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 117 - 118)

M- mức độ phát thải chấtthải rắ ny tế, kg/bệnh nhân.ngày hoặc kg/giường.ngày;

4. Tái sử dụng trực tiếp chấtthải thành sản phẩm, thay vì tái sử dụng chấtthải thành nguyên liệu; 5 Sử dụng thiết bị và nhân công địa phương ở mức cao nhất.

5. Sử dụng thiết bị và nhân công địa phương ở mức cao nhất.

Qui hoạch các khu vực tái chế

Khi qui hoạch các khu vực tái chế, cần dựa trên cơ sở điều kiện cụ thể của địa phương, đặc điểm của hoạt động tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh, có xem xét đến ảnh hưởng của các tỉnh/thành phố xung quanh thành phố:

- Tất cả các thành phần của chất thải rắn sinh hoạt có thể tái chế được đều được tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Thành phố Hồ Chí Minh có các cơ sở (1.200-1.500) thu mua phế liệu và tái chế (chất thải và phế liệu) nhiều nhất trong cả nước với công nghệ và trang bị (mặc dù lạc hậu) tốt nhất. Tất cả các cơ sở trên đều có vốn đầu tư nhỏ và rất nhỏ, nhưng thích hợp với ngành nghề này.

- Đồng thời thành phố Hồ Chí Minh cũng là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu phế liệu/nguyên liệu từ phế liệu/sản phẩm từ phế liệu lớn nhất Việt Nam với nhiều chủng loại và thành phần khác nhau. Thị trường này có giá trị (đầu ra) từ 350-500 tỉ VNĐ/năm.

- Lượng phế liệu và chất thải có khả năng tái chế phát sinh tại thành phố Hồ Chí Minh là cao nhất khu vực (trên dưới 1.000 tấn/ngày).

- Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, mua bán phế liệu và chất thải có khả năng tái chế lên đến 18.000-21.000 người, số đông là từ tỉnh ngoài đến thành phố Hồ Chí Minh và ít được đào tạo (trình độ văn hóa thấp).

- Thành phố đã có Quĩ Tái chế, nhưng quĩ còn nhỏ, và chưa có chính sách cụ thể hỗ trợ hoạt động này.

Các tiêu chí xem xét qui hoạch khu tái chế như sau:

- Đối với tái chế chất thải cần phải qua công đoạn sơ chế: bắt buộc nhà máy phải nằm trong khu liên hợp xử lý chất thải tập trung được qui hoạch của thành phố.

- Đối với hoạt động sản xuất sử dụng chất thải làm nguyên liệu: có thể nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc trong khu qui hoạch khu dân cư xen kẽ khu sản xuất.

Chương trình thực hiện

Như vậy khu vực tái chế có thể được qui hoạch và chương trình thực hiện được xác định như sau: 2011-2015 Giữ nguyên các khu vực tái chế hiện nay tại quận 5, 6, 11, Bình Chánh, Bình Tân, Tân Bình, …. Sử dụng nguồn kinh phí thu được từ Chương trình thu phí vệ sinh và các Chương trình quốc tế, … hỗ trợ các khu vực trên giải quyết các vấn đề môi trường (xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn) tương tự như các làng nghề. Xây dựng và đưa vào hoạt động Chương trình tái chế cho toàn thành phố. Thành lập Hội Tái chế (tiến đến Hiệp hội Tái chế) nhằm hỗ trợ các hoạt động tái chế và hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ. Xây dựng chương trình di dời các cơ sở tái chế (nằm trong Chương trình tái chế của thành phố) vào các Khu liên hợp Tái chế và Xử lý chất thải. Tăng cường Quĩ Tái chế nhằm hỗ trợ công tác di dời và hoạt động của các cơ sở tái chế;

2016-2025 Di dời toàn bộ các cơ sở tái chế vào các Khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải. Tăng cường sự hoạt động của Quĩ tái chế để hỗ trợ về mặt bảo vệ môi trường cho lĩnh vực này. Trong giai đoạn này (nếu kinh tế phát triển tốt), có thể sẽ xây dựng một số Trung tâm trao đổi chất thải và phế liệu để thực hiện thêm nhiệm vụ thu gom chất thải nguy hại từ sinh hoạt của khu vực dân cư. Trong quá trình đẩy mạnh Chương trình tái chế cho thành phố, cần quan tâm đặc biệt với người lao động hoạt động trong lĩnh vực này vì các đặc điểm sau:

1. Toàn bộ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tái chế phế liệu đã được tư nhân hóa (không phải xã hội hóa) từ những ngày đầu ra đời và tự “bươn chải” với sự hỗ trợ “hiếm hoi” (nếu không nói là không có) của chính sách quản lý cũng như ngân sách Nhà nước. Đây là lực lượng sản xuất nằm ngoài hệ thống quản lý nhà nước (không đăng kí, không bảo hiểm, không đóng thuế, … - informal sector);

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 117 - 118)

w