Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phục vụ mục tiêu “phát thải carbon thấp và tăng trưởng

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 114 - 115)

M- mức độ phát thải chấtthải rắ ny tế, kg/bệnh nhân.ngày hoặc kg/giường.ngày;

3. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phục vụ mục tiêu “phát thải carbon thấp và tăng trưởng

xanh” cho người dân thành phố (mọi tầng lớp).

Tuy nhiên, cần phải được lưu ý (cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng) rằng, nếu áp dụng công nghệ đốt để xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì không cần phân loại chất thải rắn tại nguồn, vì các chất thải rắn được phân loại và có giá trị tái sử dụng/tái chế cao thường là các chất có nhiệt lượng lớn (plastic, giấy, da, …). Nếu phân loại và thu hồi hết các chất thải này, nhiệt lượng (kcal/kg chất thải, kJ/kg chất thải) của chất thải rắn còn lại (chủ yếu là chất thải rắn hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học) rất thấp (dưới 1.200-1.500 kcal/kg ≈ 4.800-6.000 kJ/kg; 1 kcal ≈ 4,1868 kJ ) sẽ làm cho chi phí vận hành cao và ít có giá trị tái sinh nhiệt/điện. Hoặc sau khi phân loại, các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học sẽ được sử dụng để sản xuất compost, các chất hữu cơ còn lại (khó phân hủy sinh học) được tái chế để sản xuất thanh đốt RDF hoặc SRF. Vì vậy, thành phố sẽ phải quyết định lựa chọn công nghệ xử lý nào để xem xét tiếp việc thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn.

Một vấn đề khác, với việc đánh thuế túi (bao bì) nylon, lượng nhựa (polymer) trong chất thải rắn đô thị giảm xuống, nhiệt lượng của chất thải rắn sẽ giảm đáng kể. Vì vậy cần xem xét lại các dự án sản xuất RDF. Nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy, mặc dù đã hạn chế việc sử dụng bao bì nylon, chuyển sang sử dụng các loại bao bì có thể sản xuất compost (compostable material), từ gần 10 năm nay, Hàn Quốc vẫn đang xây dựng các nhà máy RDF công suất tái chế 80 tấn chất thải rắn đô thị thô/ngày thành 34 tấn nhiên liệu RDF/ngày sử dụng cho các lò hơi cung cấp nhiệt hoặc hơi nước.

Một vấn đề khác cần được quan tâm đúng mức khi thực hiện Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn là:

- Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất cả nước, với diện tích 2.095,73 km2, khoảng cách dài nhất là 150 km (Củ Chi đến Cần Giờ) và ngắn nhất là 50 km (Bình Chánh đến Quận 2). Thực hiện đồng bộ sẽ rất khó khăn về công tác huấn luyện cán bộ hướng dẫn thực hiện do số lượng quá lớn.

- Thành phố Hồ Chí Minh có 9 triệu người (hơn 7 triệu người có đăng kí và khoảng 2 triệu vãng lai) sinh sống, học tập và làm việc thường xuyên trong hơn 1,8 triệu hộ, nằm tại 322 phường/xã thuộc 24 quận/huyện, với trình độ văn hóa, thu nhập và ý thức văn minh đô thị từ khác nhau đến rất khác nhau. Có nghĩa là, Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ “đụng chạm” đến gần 9 triệu người dân thành phố.

- Mức độ đồng bộ (nhân lực, cơ sở vật chất và sự phối hợp) của các bộ phận trong hệ thống quản lý đô thị (thành phố, quận/huyện, phường/xã) còn ở mức độ nếu thực hiện chương trình này phải cải thiện rất nhiều.

- Các hệ thống thông tin truyền thông phản ánh chưa hết các vấn đề.

Phân loại chất thải rắn tại nguồn theo từng thành phần riêng biệt cần phải được thực hiện theo từng khu vực (ít nhất):

Khu vực dân cư (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư): 2 loại, (1) chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chất thải rắn thực phẩm, lá cây, …) và (2) chất thải rắn còn lại với nhiều thành phần có thể tái sử dụng và tái chế (phế liệu).

Khu vực cơ quan (văn phòng công sở, công ty, trường học, cơ sở y tế): 3-5 loại, (1) chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chất thải rắn thực phẩm, không lẫn với bao bì), (2) giấy các loại, (3) bao bì nylon (màng mỏng), plastic (PVC, PE, PET, HDPE, LDPE, …), (4) chai lọ thủy tinh, (5) lon đồ hộp kim loại.

Khu vực thương mại và dịch vụ (siêu thị, chợ, nhà hàng, cửa hàng): 5 loại, (1) chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chất thải rắn thực phẩm, không lẫn với bao bì), (2) giấy các loại, (3) bao bì nylon (màng mỏng), plastic (PVC, PE, PET, HDPE, LDPE, …), (4) chai lọ thủy tinh, (5) lon đồ hộp kim loại.

Khu vực khách sạn, nhà nghỉ: 2-5 loại, (1) chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chất thải rắn thực phẩm, không lẫn với bao bì), (2) giấy các loại, (3) bao bì nylon (màng mỏng), plastic (PVC, PE, PET, HDPE, LDPE, …), (4) chai lọ thủy tinh, (5) lon đồ hộp kim loại.

Khu vực công cộng: 5 loại, (1) chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chất thải rắn thực phẩm, không lẫn với bao bì), (2) giấy các loại, (3) bao bì nylon (màng mỏng), plastic (PVC, PE, PET, HDPE, LDPE, …), (4) chai lọ thủy tinh, (5) lon đồ hộp kim loại.

Chương trình thực hiện

Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ được thực hiện theo lộ trình sau:

2011-2015 Thực hiện cho (1) khu vực thương mại và dịch vụ, (2) khu vực công cộng, (3) khu vực

khách sạn, nhà nghỉ, (4) khu vực cơ quan trên địa bàn 14 quận trung tâm, (5) khu vực dân cư và đô thị cao cấp (ví dụ, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, chung cư cao cấp). Hoàn thành Qui định về hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn, bao gồm cả chính sách ưu đãi (kết hợp với Quĩ tái chế và các công ty tái chế/xử lý chất thải);

Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các đối tượng trên không khó khăn về mặt kỹ thuật và túi, thùng đựng chất thải rắn đã phân loại. Vấn đề cần giải quyết là công tác thu gom cho các loại chất thải sau phân loại, vì các chủ nguồn thải nằm phân tán, nếu thu gom độc lập (chỉ với chất thải rắn đã phân loại) thì không kinh tế, do quãng đường vận chuyển dài. Khó khăn này có thể giải quyết bằng cách kêu gọi các công ty tư nhân tham gia, kết hợp giữa thu gom chất thải rắn sinh hoạt và phế liệu sau phân loại chất thải.

2016-2020 Thực hiện theo hình thức cuốn chiếu cho khu vực dân cư của 14 quận trung tâm; 2021-2025 Thực hiện cho khu vực dân cư của các quận/huyện còn lại;

Để việc thực hiện Chương trình Phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các hộ dân cư thành công sẽ phải giải quyết các vấn đề (khó khăn) sau:

1. Kinh phí và nguồn cung cấp bao bì (túi) đựng chất thải rắn sau phân loại;2. Thời gian (lịch) thu gom các chất thải có khả năng tái chế;

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 114 - 115)

w