NL = SL/ĐM (2)

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 161 - 164)

- Vị trí đất xây dựng nhà máy

c. Nhiệm vụ chung của hệ thống quản lý nhà nước

NL = SL/ĐM (2)

Từ công thức trên (2) cho thấy, số lượng cán bộ tỉ lệ thuận với loại hình và số lượng công việc hàng ngày (thường xuyên) và tỉ lệ nghịch với định mức lao động. Như vậy khi nền kinh tế và xã hội càng phát triển, các vấn đề cần quản lý phát sinh ngày càng nhiều thì số lượng cán bộ quản lý ngày càng tăng theo tỉ lệ nói trên. Mặt khác định mức lao động càng cao thì số lượng cán bộ giảm xuống, hay hiểu một cách khác chất lượng cán bộ càng cao thì số lượng cán bộ càng giảm.

Cho đến nay việc xác định số lượng cán bộ được thực hiện hoàn toàn cảm tính (không phải là định tính) do thiếu cơ sở khoa học, thiếu số liệu về các (đầu) công việc quản lý sẽ phải thực hiện và không có định mức lao động cho công tác quản lý làm cơ sở. Công tác đào tạo cán bộ và xây dựng chế độ tiền lương, đãi ngộ cán bộ không đầy đủ đã làm cho thành phố thiệt hại đáng kể về kinh tế.

Chất lượng cán bộ cũng là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu vì nó làm tăng định mức lao động. Một trong các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ là hầu hết cán bộ quản lý môi trường hiện nay đều vào làm việc cho các cơ quan quản lý Nhà nước ngay sau khi tốt nghiệp đại học, tức là không có bất cứ kinh nghiệm gì về kỹ thuật – công nghệ, quản lý doanh nghiệp, công ty, … Công việc sự vụ hành chính hàng ngày làm cho họ ngày càng xa rời về chuyên môn sâu, đặc biệt là các vấn đề kỹ thuật – công nghiệp, hoặc có hiểu biết nhưng rất chung chung. Việc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình công tác không những không giúp ích cho họ mà ngược lại cực kì nguy hiểm vì nó làm cho họ quản lý hệ thống theo kiểu “kinh nghiệm chủ nghĩa”, chứ không sử dụng kinh nghiệm để áp dụng một cách có hiệu quả khoa học quản lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn xã hội đang thay đổi rất nhanh do kinh tế - xã hội phát triển với tốc độ cao.

Một vấn đề nữa là đội ngũ cán bộ lãnh đạo (đầu đàn) đang thiếu trầm trọng. Đây là thành phần nhân lực quyết định mà hệ thống quản lý Nhà nước đang rất thiếu và chưa có một chiến lược có hiệu quả để giải quyết khó khăn này. Một cán bộ lãnh đạo giỏi sẽ biết lựa chọn đội ngũ nhân viên giỏi hoặc đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi, biết xây dựng một cấu trúc tổ chức thích hợp và biết tìm nguồn tài chính, cơ sở vật chất để vận hành bộ máy quản lý một cách hiệu quả.

Theo kinh nghiệm của các nước trong khu vực, với dân số gần 9 triệu người thành phố Hồ Chí Minh cần đến 4.000-5.000 cán bộ quản lý môi trường, chủ yếu là cán bộ thực hiện chức năng điều hành, vì cán bộ quản lý chính sách chỉ cần 5-7 người.

Đề xuất Nhân lực

Nhân lực cho Phòng Quản lý chất thải

Ước tính nguồn nhân lực theo phương án đề xuất cho công tác quản lý chất thải đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030

Căn cứ trên chức năng nhiệm vụ của các Tổ trong Phòng Quản lý chất thải, ước tính số lượng nhân lực của Phòng Quản lý chất thải như sau :

Bảng 6.1 Uớc tính số lượng cán bộ của Phòng Quản lý chất thải tại thành phố giai đoạn 2011-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Đối với nhóm cán bộ phụ trách địa bàn tại các tổ quản lý chuyên môn

+ Thực hiện theo chế độ 1 người phụ trách 04 quận huyện (03 năm luân chuyển địa bàn 01 lần). + Mỗi người chịu trách nhiệm lập kế hoạch hàng tuần, tháng và hàng quí cho nhóm các quận huyện mình phụ trách và báo cáo lãnh đạo Phòng.

Đối với tổ quản lý cơ sở dữ liệu, dự kiến cần ít nhất 06 nhân sự, bao gồm:

+ 04 nhân sự tác nghiệp, chịu trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin từ các tổ chuyên môn. Làm báo cáo về quản lý chất thải cho lãnh đạo phòng và Sở theo định kỳ.

+ 02 nhân sự được đào tạo về công nghệ thông tin, chịu trách nhiệm về xử lý dữ liệu, cập nhật lưu trữ thông tin từ các địa bàn, quản trị cơ sở dữ liệu và an toàn mạng.

Nhân lực cho Chi cục Bảo vệ môi trường

Hiện tại, tổng số cán bộ của Chi cục Bảo vệ môi trường là 90 người. Dự kiến với nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường nói chung trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, Chi cục Bảo vệ Môi trường với 6 phòng chuyên môn cần số lượng nhân sự từ 120-140 người (bao gồm cả số lượng nhân lực từ Phòng Quản lý môi trường hiện tại)

Nhân lực cho MBS

Hiện tại, tổng số cán bộ của MBS là 110 người. Dự kiến với nhiệm vụ quản lý hoạt động các khu liên hợp xử lý chất thải và chịu trách nhiệm tình hình vệ sinh trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, MBS với 3 phòng chuyên môn cần số lượng nhân sự từ 150 người, trong đó Phòng Kiểm tra giám sát cần số lượng lớn nhất (từ 90-100 người, trong đó 50 người giám sát hoạt động thường xuyên tại các khu liên hợp, 50 người giám sát tình hình thu gom, vận chuyển chất thải trên địa bàn thành phố).

Hiện tại, tổng số cán bộ của Quỹ Tái chế chất thải là 10 người. Dự kiến với nhiệm vụ chính là hỗ trợ tài chính cho các hoạt động quản lý chất thải trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, nhân lực của Quỹ Tái chế không cần tăng về số lượng nhưng cần thiết nâng cao trình độ cán bộ đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng (các cán bộ phụ trách tài chính của Quỹ).

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 161 - 164)