M- mức độ phát thải chấtthải rắ ny tế, kg/bệnh nhân.ngày hoặc kg/giường.ngày;
3. Xe thu gom chuyên dụng (không ép) từ các nguồn thải và kinh phí cho hoạt động thu gom này;
Rút kinh nghiệm từ Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã được thực hiện ở quận 5 và 6, học tập kinh nghiệm của các nước đang phát triển đã thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, việc thực hiện Chương trình này phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Chủ nguồn thải phải tự lo (trả phí) bao bì và thùng chứa chất thải rắn sau phân loại, thành phố không cung cấp tài chính cho vấn đề này;
- Lấy các tổ chức xã hội (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Đội Thiếu niên, Hội Cựu Chiến binh) và các cán bộ, công chức nhà nước làm cơ sở để thực hiện Chương trình;
- Vận dụng cao nhất “công cụ kinh tế” để khuyến khích người dân thực hiện. Một số giải pháp sau được đề xuất:
- Áp dụng chương trình bán túi đựng chất thải rắn theo khối lượng;
- Hỗ trợ các nhóm thu gom chất thải rắn tại nguồn thải kinh phí để trang bị xe thu gom hai thùng chứa và “nửa cơ giới”, từ nguồn tài chính thu được trong Chương trình thu phí vệ sinh và các chương trình quốc tế liên quan (EU – Informal section, Biến đổi khí hậu – Climate Change, …); - Áp dụng triển khai một hoặc một vài phường hoặc tại một hoặc một vài quận trước (các quận trung tâm), trên cơ sở đó triển khai cho các quận huyện khác;
Tồn trữ (dụng cụ và thiết bị) tại nguồn
Tồn trữ tại nguồn hợp lý sẽ góp phần giữ vệ sinh trong nhà và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu gom. Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng (một lần) bao bì nylon, nhựa khó phân hủy trong hoạt động tồn trữ chất thải rắn tại nguồn và khuyến khích việc sử dụng (nhiều lần) bao bì phân hủy sinh học.
Dụng cụ và thiết bị tồn trữ tại nguồn có thể áp dụng như sau:
Khu vực dân cư
Mỗi hộ dân cư cần từ 1 (trong trường hợp không phân loại) đến 2 hoặc nhiều hơn (trong trường hợp phân loại) thùng plastic dung tích 10 – 25L có nắp đậy bán tự động. Với khoảng1,8 triệu hộ gia đình, thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 1,8 – 3,6 triệu thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt với dung tích 10 – 25L
Khu vực cơ quan
Tại mỗi vị trí bỏ chất thải rắn cần từ 1 (trong trường hợp không phân loại) đến 3 – 5 thùng riêng lẻ hoặc hợp khối (trong trường hợp phân loại) plastic hoặc inox SUS 304 dung tích 50 – 150L có nắp đậy hoặc mở miệng. Trên thành thùng có ghi kí hiệu loại chất thải phân loại (thực phẩm, giấy, lon, …).
Khu vực thương mại và dịch vụ
Tại mỗi vị trí bỏ chất thải rắn cần từ 1 (trong trường hợp không phân loại) đến 5 thùng riêng lẻ hoặc hợp khối (trong trường hợp phân loại) plastic hoặc inox SUS 304 dung tích 120 – 600L có nắp đậy hoặc mở miệng. Trên thành thùng có ghi kí hiệu loại chất thải phân loại (thực phẩm, giấy, lon, …).
Khu vực khách sạn, nhà nghỉ
Tại tiền sảnh (lobby) đặt từ 1 (trong trường hợp không phân loại) đến 2 – 5 thùng riêng lẻ hoặc hợp khối (trong trường hợp phân loại) plastic hoặc inox SUS 304 dung tích 50 – 100L có nắp đậy hoặc mở miệng. Trên thành thùng có ghi kí hiệu loại chất thải phân loại (thực phẩm, giấy, lon, …). Thùng có thể được thiết kế cho phù hợp với nội thất của khách sạn, nhà nghỉ.
Khu vực công cộng
Tại vị trí đổ chất thải rắn đặt từ 1 (trong trường hợp không phân loại) đến 5 (trong trường hợp phân loại) thùng (riêng lẻ hoặc hợp khối) plastic hoặc inox SUS 304 dung tích 100 – 2.000L có
nắp đậy hoặc mở miệng bỏ chất thải rắn. Trên thành thùng có ghi kí hiệu loại chất thải phân loại (thực phẩm, giấy, lon, …).
Dung tích thùng chứa phụ thuộc vào khối lượng phát sinh, tần suất thu gom chất thải rắn trong ngày và phương thức thu gom (cơ giới hay thủ công). Số lượng thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt phụ thuộc lộ trình thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn. Vật liệu chế tạo thùng chứa có thể là HDPE (cứng), composit hoặc inox để tăng tính thẩm mỹ, tránh bể vỡ và chịu được ăn mòn.
Việc thiết kế các loại thùng chứa chất thải rắn sẽ được thực hiện thông qua các cuộc thi với sự tham gia của tất cả các thành phần tại thành phố.
5.1.2 Tái sử dụng và tái chế
Các loại chất thải và phế liệu có khả năng tái sử dụng và tái chế
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học và chương trình giám sát thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ năm 1996 đến nay cho thấy, có khoảng 15 – 25% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt có thể phân loại và tái chế với giá trị (thương mại) khác nhau theo chủng loại, nhu cầu thị trường (thời gian). Các số liệu theo dõi nhiều năm theo quan điểm “kinh tế phế liệu” cũng cho thấy, thị trường phế liệu nhìn tổng thể là ổn định (trừ trường hợp khủng hoảng kinh tế), nhưng với từng sản phẩm (phụ) cụ thể thì không ổn định do nhu cầu về giảm chi phí sản xuất, do cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và nhiều yếu tố khác về kinh tế, môi trường, nhu cầu tiêu thụ, … nên lượng chất thải có khả năng tái chế ngày càng giảm hoặc thay đổi. Nhưng cũng có thể loại này giảm thì loại khác tăng. Do vậy, nguyên liệu và sản phẩm tái chế chỉ thích hợp với thị trường vừa, nhỏ và rất nhỏ, hoặc “thị trường không chính thống” (ví dụ, Trung Quốc)
Các loại phế liệu này là do 5.000 – 5.300 người lao động thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn thải kết hợp phân loại và bán phế liệu, khoảng 2.700 – 3.400 người thu lượm, bán/mua bán phế liệu “dạo”, 2.000 – 2.200 người phân loại và bán phế liệu tại các điểm hẹn và trạm trung chuyển.
Định hướng công nghệ tái chế
Với tốc độ phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện nay, công nghệ tái chế các loại chất thải thay đổi và đổi mới liên tục. Vì vậy, công nghệ tái chế đạt các tiêu chí Môi trường - Kinh tế - Xã hội sau đây đều được khuyến khích áp dụng: