Tính toán đầu tư phương tiện, thiết bị thu gom vận chuyển Phương tiện vận chuyển:

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 144 - 149)

- Vị trí đất xây dựng nhà máy

e) Tính toán đầu tư phương tiện, thiết bị thu gom vận chuyển Phương tiện vận chuyển:

- Phương tiện vận chuyển:

Do chất thải rắn y tế lây nhiễm phải chứa trong bao, sao đó trong thùng và không ép nên có thể tích lớn, tỷ trọng từ 0,3 – 0,5, lấy trung bình là 0,4 (400kg/m3). Do đó xe tải vận chuyển chỉ có thể vận chuyển tối đa với khối lượng bằng 1/2 tải trọng xe (bao gồm cả khối lượng thùng chứa). Tổng tải trọng cần thiết của phương tiện (xe tải) thu gom được tính như sau:

T = M x f

trong đó, T - Tổng tải trọng cần thiết của phương tiện thu gom (tấn); M - Khối lượng cần thu gom và vận chuyển trong ngày (tấn);

Tùy theo vòng quay (trung bình mỗi ngày mỗi xe quay 3 vòng/ngày) và trọng tải của mỗi xe, có thể tính được số lượng xe cần thiết phải đầu tư. Nếu xe có tải trọng quá lớn hoặc quá nhỏ sẽ không hiệu quả kinh tế. Vì vậy nên chọn xe tải trung bình từ 2 – 4 tấn.

- Thùng chứa:

Tổng thể tích thùng chứa được tính như sau: V = m/0,4

V: Tổng thể tích thùng chứa

m: khối lượng cần thu gom xử lý

0,4: Tỷ trọng trung bình chất thải rắn y tế lây nhiễm (nguy hại)

Tuy nhiên để đầu tư số lượng thùng đủ cần tính thêm thùng để trao đổi và thùng dự phòng.

Do xác định công nghệ thích hợp để xử lý chất thải rắn y tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại, là đốt, vì vậy để dự phòng sai lệch do dự đoán chỉ cần có đất dự phòng, viêc hợp đồng chế tạo (mua lò đốt) có thể thực hiện trong thời gian 3 tháng đến 12 tháng, đủ để xử lý khi vượt công suất 6-20 tấn.

5.4 CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG

Trên cơ sở quản lý chất thải, nguồn phát sinh chất thải rắn xây dựng có thể chia làm hai nguồn: 1. Nguồn phát thải lớn: là nguồn phát thải từ các công trường xây dựng mới hoặc cải tạo các tòa nhà cao tầng, chung cư, tổ hợp, các công trình đường xá, cầu cống, các dự án nạo vét kênh rạch, …. Khối lượng chất thải rắn xây dựng từ hàng trăm khối đến hàng (chục) ngàn khối (tấn), thậm chí đến hàng trăm ngàn và triệu khối (tấn). Đặc điểm của nguồn thải này là tập trung và không thường xuyên.

2. Nguồn phát thải nhỏ: là nguồn phát thải từ các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở riêng lẻ, sửa chữa nhỏ cầu đường tại các phường/xã, quận/huyện. Khối lượng chất thải rắn xây dựng dao động từ nhỏ hơn một khối (tấn) đến hàng chục khối (tấn). Đặc điểm của nguồn thải này là rải rác trên các địa bàn và phát sinh thường xuyên.

5.4.1 Phân loại và tồn trữ tại nguồn

Do thành phần và khối lượng chất thải rắn xây dựng thay đổi tùy theo tính chất và qui mô xây dựng, cải tạo nên việc phân loại (theo nguyên nhân kinh tế) và tồn trữ tại nguồn (theo khối lượng và tần suất thu gom) được thực hiện ngay tại các công trình xây dựng. Chủ nguồn thải phải bố trí một khu vực lưu chứa tạm thời chất thải xây dựng tránh để ảnh hưởng đến môi trường theo quy định và hướng dẫn.

Với các nguồn thải lớn, chủ đầu tư thường đã tính toán việc tồn trữ chất thải rắn xây dựng và được cơ quan cấp giấy phép xây dựng phê duyệt. Với các nguồn thải nhỏ, chủ nguồn thải phải tồn trữ theo phương pháp sau:

- Chất thải xây dựng được lưu trữ tại nguồn bằng các túi chuyên dụng; - Các túi chuyên dụng được bán tại các địa điểm niêm yết của Nhà nước; - Giá trị túi (tùy theo kích cỡ) là giá trị dịch vụ thu gom và xử lý;

- Các chủ nguồn thải khi phát sinh chất thải xây dựng sẽ chứa vào các túi chuyên dụng, có thể để đầy túi hoặc chờ khi túi đầy rồi báo với đơn vị vận chuyển để đến thu gom mang đi xử lý tái chế.

Các đơn vị vận chuyển (có thể là đơn vị bán túi) sau khi được thông báo phải cho phương tiện xuống vận chuyển đi xử lý và tái chế. Trong trường hợp các đơn vị không tiến hành thu gom, chủ nguồn thải có thể báo cho cơ quan quản lý để rút giấy phép đơn vị vận chuyển

Hầu hết chất thải rắn xây dựng đều có khả năng tái chế với giá trị khác nhau, đặc biệt là thép xây dựng, gạch, bê tông và đá. Chất thải rắn xây dựng thường tái sử dụng làm vật liệu san nền hoặc đổ bê tông cường độ thấp (100-150) hoặc tái chế làm nguyên liệu cho sản xuất gạch không nung.

5.4.3 Thu gom và vận chuyển

Các chủ nguồn thải thực hiện việc ký hợp đồng với các công ty có chức năng thu gom vận chuyển xà bần. Công việc này giao cho Phòng Quản lý đô thị của các Quận huyện quản lý. Các công ty vận chuyển chất thải xây dựng do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo đến UBND các quận huyện và Hepza để thông báo các đơn vị có chức năng vận chuyển xà bần.

Thiết bị thu gom và vận chuyển phải đạt tiêu chuẩn qui định và được quản lý bằng hệ thống E- manifest, E-card, GPS và TMS.

5.4.4 Xử lý

Qui hoạch khu vực tái chế và xử lý chất thải rắn xây dựng sẽ theo qui hoạch các Khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải.

5.5 BÙN THẢI

5.5.1 Thu gom và vận chuyển

- Phương tiện vận chuyển phải được đầu tư thiết kế theo đúng chuẩn do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành. Các phương tiện phải gắn các thiết bị theo dõi lộ trình qua vệ tinh (GPS)

- Các tuyến chính được phép vận chuyển bùn thải và các phương tiện vận chuyển phải tuân thủ vận chuyển theo các tuyến đã được quy định

5.5.2 Tái chế, xử lý và chôn lấp (vệ sinh và an toàn)

Các loại bùn thải phải xử lý và chôn lấp (vệ sinh và an toàn).

Bùn nạo vét cống rãnh: thành phần chủ yếu của loại bùn này là cát và đất đá, thành phần trơ khó có khả năng phân hủy và một phần các chất hữu cơ, loại bùn này nên sử dụng công nghệ tiền xử lý (tách cơ học bằng thủy lực, trọng lực…) để loại bỏ các loại tạp chất, các chất hữu cơ để còn lại phần cát và chất trơ sẽ được cho phép dùng duy nhất để san lấp, san nền.

Bùn nạo vét kênh rạch: thường được phân chia thành hai loại, loại trên mặt có độ ẩm lớn (nhão hơn) và lớp dưới đáy có độ ẩm thấp hơn (cứng hơn). Loại bùn này đa phần không nhiễm chất thải nguy hại, trừ một số tuyến kênh có nguồn nước thải công nghiệp xả trực tiếp cần được kiểm tra lại, còn lại chủ yếu là đất đá, thành phần hữu cơ thấp không thể tận dụng làm phân bón do đó đối với loại bùn này có thể phơi khô tách ẩm sau đó cho đi san lấp mặt bằng.

Bùn phát sinh từ hoạt động xây dựng: như bùn đào móng, bùn khoan cọc nhồi, bùn làm các công trình ngầm, đa phần các loại bùn này không nhiễm chất thải nguy hại có thể tận dụng làm san lấp vùng trũng và san nền

Bùn hầm cầu: xử lý tại nhà máy của Công ty Hòa Bình

Bùn từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp: loại bùn này cần được phân loại cụ thể để có thể tận dụng bùn hữu cơ để sử dụng làm phân bón, các loại bùn nhiễm chất thải nguy hại phải được xử lý tại các nhà máy xử lý chất thải nguy hại.

Bùn từ các nhà máy xử lý nước cấp: sẽ được thực hiện theo phương án của Tổng công ty Cấp nước (SAWACO) thành phố Hồ Chí Minh

Bùn từ các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung: tái chế làm compost và phân hữu cơ Bùn từ các hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp: cần được phân loại cụ thể để tận dụng tái chế hoặc xử lý đúng quy định.

Hiện tại, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước đã được bố trí khu đất 42 Hecta để xây dựng Trạm tiếp nhận và xử lý bùn thải nạo vét với công suất xử lý 2000 – 3000 tấn/ngày (theo thông tin dự án). Ngoài ra còn có 7,3 Hecta của Công ty Phân bón Hòa Bình để xử lý bùn hầm cầu.

Tuy nhiên trên thực tế khu đất 42 hecta hiện nay chỉ giải quyết một phần của khối lượng của dự án Đại Lộ Đông Tây và Dự án Cải thiện Môi trường để đổ tạm bùn thải nạo vét để tăng cốt nền của khu vực đất dự án, còn đối với dự án xây dựng nhà máy xử lý bùn thải với nhiều công nghệ khác nhau thì hiện nay vẫn chưa được thực hiện.

Với rất nhiều loại bùn thải phát sinh trên địa bàn Thành phố và rải rác khắp Thành phố như hiện nay thì việc chỉ có một Khu xử lý bùn ở Đa Phước (khu vực Tây Nam Thành phố) sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác vận chuyển cũng như xử lý. Hiện nay thành phố có Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Thành phố tọa lạc tại địa phận Huyện Củ Chi nằm phía Tây Bắc Thành phố, cần bố trí thêm một Khu xử lý bùn tập trung tại địa điểm này để giải quyết các loại bùn thải phát sinh của Thành phố đối với bùn thải phát sinh ở khu vực Đông Bắc và Tây Bắc Thành phố, giảm tải và giảm cự ly vận chuyển khi phải chở về Khu liên hợp Đa Phước để xử lý.

Một vấn đề khó khăn khác là quản lý các loại bùn thải, đất nhão phát sinh từ hoạt động xây dựng phát sinh với khối lượng quá lớn, các dự án hiện nay đang cần các vị trí có tính chất pháp lý để giải quyết vấn đề bùn phát sinh.

Đề xuất phương án để xử lý bùn phát sinh trên địa bàn Thành phố như sau:

- Xây dựng 2 Trạm xử lý bùn thải các loại với quy mô tập trung ở hai khu là Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước và Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc để giải quyết các loại bùn phát sinh thường xuyên, như bùn nạo vét cống rãnh, bùn hầm cầu, bùn nguy hại, bùn từ các cơ sở sản xuất, trạm xử lý nước thải công nghiệp tập trung.

- Quy hoạch 1 vị trí khu đất khoảng 30 hecta có bờ bao và tường vây để giải quyết các loại bùn thải phát sinh với khối lượng lớn và nhanh (các dự án làm đường cao tốc, các tuyến Metro, đường trên cao, các dự án làm tầng hầm).

- Xác định vị trí các vùng đất trũng của thành phố có nhu cầu phát triển hạ tầng để khoanh vùng và cho các dự án xây dựng phát sinh bùn thải, đất đào với khối lượng lớn được đổ để vừa nâng cao trình khu đất vừa đảm bảo các vấn đề môi trường.

Chương 6

QUI HOẠCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 6.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

6.1.1 Các vấn đề cần xem xét khi đề xuất quy hoạch định hướng hệ thống quản lý nhà nước

Các vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai gần cần xem xét khi đề xuất nội dung quy hoạch định hướng hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải:

- Hệ thống Chính quyền thành phố sẽ chuyển sang Chính quyền đô thị : bộ máy hành chính được tinh giản đến mức tối đa. Thị trưởng (Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố) sẽ có quyền quyết định nhanh và tức thì nhiều vấn đề quan trọng với đô thị nói chung và quản lý chất thải nói riêng. - Chi cục Bảo vệ Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố là cơ quan duy nhất thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố.

- Phòng Quản lý chất thải rắn (tồn tại độc lập hay nằm trong Chi cục) được đề nghị chuyển thành Phòng Quản lý chất thải (là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Ban Giám đốc Sở về công tác quản lý tất cả các loại chất thải phát sinh trên địa bàn thành phố).

- Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải (MBS) sẽ là (trở thành) một tổ chức quản lý lớn chịu trách nhiệm về vấn đề vệ sinh đô thị của thành phố.

- Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị cần phải là công ty mạnh để trở thành công cụ đắc lực cho công tác xử lý chất thải của Chính quyền thành phố.

- Hệ thống quản lý nhà nước phải được sự hỗ trợ đắc lực của các tổ chức xã hội, hiệp hội các doanh nghiệp mạnh mới đáp ứng được hiệu quả quản lý của mình.

- Các loại chất thải cần quản lý là:

● Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải sinh hoạt nguy hại; ● Chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại; ● Chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại;

● Chất thải rắn xây dựng; ● Bùn thải, bao gồm:

▪ Bùn thải từ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt - mạng lưới thoát nước và trạm (chung cư hoặc cụm dân cư)/nhà máy xử lý (tập trung) nước thải sinh hoạt;

▪ Bùn từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp - mạng lưới thoát nước và trạm (nhà máy)/nhà máy xử lý (khu công nghiệp) nước thải công nghiệp;

▪ Bùn từ bể tự hoại;

▪ Bùn từ các công trường xây dựng; ▪ Bùn từ nhà máy xử lý nước cấp;

Khi xây dựng hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải cho thành phố Hồ Chí Minh cần lưu ý các đặc thù (kinh tế - xã hội - môi trường) sau:

- Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn thứ hai (sau Hà Nội) của Việt Nam về diện tích và đông dân nhất Việt Nam, sẽ trở thành thành phố cực lớn (megacity) trong tương lai rất gần;

- Nền kinh tế của thành phố rất đa dạng và có sự góp phần rất lớn của các tỉnh khác;

- Cơ sở hạ tầng của thành phố tốt nhất so với các địa phương khác, nhưng chưa đáp ứng được (tốc độ phát triển quá chậm so với Trung Quốc, Brazin, …) yêu cầu phát triển và bị quá tải trầm trọng.

- Dân cư của thành phố chủ yếu là nhập cư với nền văn hóa của tất cả các miền trên đất nước, cả thành thị và nông thôn, cả văn minh và lạc hậu. Đặc điểm này đã và đang tiếp tục ảnh hưởng (tốt và xấu) đến thành phố trong một thời gian dài nữa.

- 24 quận/huyện của thành phố có thành phần dân cư, xã hội, kinh tế và cơ sở hạ tầng chênh lệch từ khác nhau đến rất khác nhau.

- Bộ máy quản lý Nhà nước đang được cải cách và nâng cao để theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế và xã hội.

- Chất lượng môi trường có xu hướng giảm đi (tuyệt đối) và nhiều chất ô nhiễm khó nhận biết (kim loại nặng, POPs) đã xuất hiện.

- Chất lượng môi trường của thành phố Hồ Chí Minh có mối quan hệ hữu cơ với chất lượng môi trường và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh lân cận.

Như vậy, việc đề xuất hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải cho thành phố Hồ Chí Minh phải đạt được yêu cầu chuyển từ hiệu quả hoạt động ở mức độ 1 thành mức độ 3 (như các nội dung Chương 3 đã trình bày).

6.1.2 Áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật khi đề xuất quy hoạch định hướng hệ thống Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải. Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải.

Việc vận dụng các điều khoản được quy định trong Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, các Nghị định và Thông tư có liên quan cũng là một vấn đề rất quan trọng khi đề xuất thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải cho thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau :

a. Hiến pháp

Điều 29 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2001) :

Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường. b. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

Trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 có các quy định về quản lý chất thải và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý chất thải, quản lý môi trường.

Cụ thể như sau :

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 144 - 149)