Hệ thống văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 92 - 93)

- Bùn nạo vét cống rãnh: hiện tại chưa được tái chế

1. Môi trường

3.1.4 Hệ thống văn bản pháp luật

Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn TPHCM hiện nay được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật sau đây :

- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế;

- Quyết định số 85/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về quy định tuyến và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố;

- Thông tư số 24/2010/TT-BXD ngày 24/12/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc tổ chức triển khai đầu tư xây dựng Khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh;

- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

- Thông tư 39/2008/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính về hướng dẫn thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

Việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố đã góp phần mang lại các kết quả rõ rệt cho thành phố, thông qua các chương trình cụ thể như: thúc đẩy quá trình xã hội hóa xử lý chất thải, triển khai chương trình thu phí vệ sinh môi trường, kêu gọi đầu tư các dự án xử lý chất thải đa dạng hóa về công nghệ, triển khai công tác đấu thầu thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã giúp cho thành phố ngày càng kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động về quản lý chất thải rắn, xây dựng một hệ thống thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại về mặt cơ chế, quy định pháp luật có liên quan, cụ thể là :

- Mâu thuẫn giữa mẫu hồ sơ mời thầu theo hướng dẫn của Luật đấu thầu và Luật Xây dựng chưa phù hợp với đặc trưng của ngành vệ sinh môi trường, việc áp dụng các định mức về tiêu chuẩn kỹ thuật của các công đoạn theo qui định của Bộ Xây dựng thấp hơn yêu cầu thực tế tại Tp.HCM nên giá cung ứng dịch vụ còn thấp so với thực tế, không tạo động lực kinh tế (lợi nhuận) cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia, quá trình sự chuyển đổi mô hình hoạt động của các công ty dịch vụ công ích (theo yêu cầu của việc gia nhập WTO) quá chậm.

- Thiếu các quy định về điều kiện kỹ thuật và trang thiết bị chuyên dụng dành riêng cho các xe vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh (quy định về kết cấu xe, thùng kín, trang bị thiết bị ép, hạn chế mùi hôi và nước rỉ rác trong quá trình vận chuyển) để hạn chế tình trạng ô nhiểm trên đường vận chuyển như hiện nay.

- Việc thiếu đơn giá, định mức cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo từng loại hình công nghệ (đốt, chôn lấp an toàn, ổn định hóa rắn…) đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh vô ý thức, độc quyền trong dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH hiện nay tại thành phố.

- Việc áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn hạn chế nên chưa nâng cao được ý thức của cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch tái chế chất thải (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w