- Bùn nạo vét cống rãnh: hiện tại chưa được tái chế
m- mức độ phát thải chấtthải rắn sinh hoạt, kg/người-ngày:
Theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng và một số đô thị/thành phố trên thế giới, mức độ phát thải chất thải rắn sinh hoạt có thể xác định như sau:
- Mức độ phát thải thấp m = 0,5-0,6 kg/người-ngày - Mức độ phát thải trung bình m = 0,7-0,8 kg/người-ngày - Mức độ phát thải cao m = 0,9-1,2 kg/người-ngày
Đặc biệt ở các khu vực phát thải cao, khối lượng chất thải rắn phát sinh có thể đạt đến n = 1,5 kg/người-ngày.
Các mức độ phát thải trên đã tính đến khối lượng phế liệu được phân loại tại nguồn thải để tái chế (bán ve chai). Có nghĩa là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom để vận chuyển đến các Khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải rắn sẽ thấp hơn các số liệu tính toán trên. Theo số liệu thống kê, khối lượng chất thải rắn có thể tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt dao động từ 5 – 25% khối lượng.
Bảng 4.1 Bảng thống kê tổng dân số thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến năm 2010
Năm Tổng dân số (có hộ khẩu và KT3) Tỷ lệ tăng % 2000 5.169.449 2001 5.285.454 2.24 2002 5.449.217 3.1 2003 5.630.192 3.3 2004 6.062.993 7.6 2005 6.239.938 3.0 2006 6.424.519 2.95 2007 6.650.942 3.5 2008 6.810.461 2.4 2009 7.165.398 5.2 2010 7.200.000 (làm tròn) 0.5 Nguồn: Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh
Theo số liệu thống kê và trên cơ sở điều kiện cụ thể của thành phố Hồ Chí Minh, các thông số sử dụng để dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được lựa chọn như sau:
- Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 10 năm từ 2010 – 2020 là 3,07%;
- TPHCM là đô thị có tốc độ phát triển cao nên chọn mức độ phát thải cao m = 0,9-1,2 kg/người- ngày;
- Theo Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, dự báo tổng dân số tại TPHCM đến năm 2020 tại TPHCM là : 8.500.000 người (và lên đến 10.000.000 nếu tính cả dân vãng lai);
Việc dự báo tỷ lệ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM giai đoạn 2011 – 2030 được thực hiện theo các bước như sau :
- Tính tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt theo công thức tại thời điểm mốc được chọn là năm 2010 (dựa trên tốc độ gia tăng dân số hàng năm và tỷ lệ phát thải);
- Xác định tỷ lệ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt qua theo dõi thực tế tại 2 năm gần nhất (2010 và 2011)
- Chọn tỷ lệ gia tăng, dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2030
Để có cơ sở so sánh giữa 2 phương án dự báo tỷ lệ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt theo phương án thực tế giai đoạn 2000-2010 và cơ sở lý thuyết, ta có khối lượng dự báo theo cơ sở lý thuyết sau :
Tính khối lượng chất thải rắn sinh hoạt theo công thức tại thời điểm mốc được chọn là năm 2010
Theo báo cáo hướng dẫn kỹ thuật quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị trong chương trình hợp tác lĩnh vực môi trường giữa Việt Nam và Đan Mạch có đưa ra phương pháp tính toán lượng chất thải rắn phát sinh cho từng giai đoạn được xác định theo công thức sau: