Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng ninh (Trang 107 - 112)

- Tâm lý và thói quen của khách hàng cá nhân chưa quen giao dịch chuyển tiền qua ngân hàng Công tác quảng cáo tuyên truyền của ngân hàng về dịch vụ

4.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam

Một là, nâng cao năng lực tài chính: Năng lực tài chính của một ngân hàng thương mại là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quá trình kinh doanh của ngân hàng thể hiện ở quy mô vốn tự có, chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn, khả năng sinh lời và khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Một NHTM có năng lực tài chính cao sẽ tạo được niềm tin từ khách hàng, mới có đủ khả năng phát triển toàn diện các sản phẩm dịch vụ về cả chất lượng lẫn số lượng, khả năng cạnh tranh. Nâng cao năng lực tài chính là một trong những yêu cầu không thể thiếu trong chiến lược phát triển SPDV mới nói riêng và chiến lược phát triển của toàn ngân hàng nói chung:

Tăng cường quy mô vốn chủ sở hữu để có tỉ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản đạt 8% theo chuẩn quốc tế. Cùng với đó là lành mạnh hoá các chỉ số tài chính. Giảm tỉ lệ nợ xấu, tăng tỉ lệ sinh lời…

Vấn đề nâng cao năng lực tài chính là một vấn đề lớn, đòi hỏi những giải pháp mang tính toàn diện. Cần xây dựng một đề án cụ thể về vấn đề này.

Hai là, phát triển thương hiệu: Thương hiệu ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến phát triển các SPDV ngân hàng.Bởi vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục củng cố, nâng cao thương hiệu cả trong nước và quốc tế.

Ba là, công nghệ thông tin: Theo đánh giá, hệ thống công nghệ thông tin của NHNo&PTNT Việt Nam chưa mạnh. Các chương trình quản lý mạng hệ thống chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu, tiện ích của các SPDV ngân hàng điện tử.

Công nghệ thông tin gia tăng, chưa gắn với nâng cao năng suất lao động, giảm tải lao động thủ công.

Từ thực trạng này, NHNo&PTNT Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ ngân hàng, tiếp tục nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, nhằm tăng cường bảo mật thông tin, an toàn, an ninh hệ thống, phòng ngừa gian lận, giả mạo đồng thời gia tăng chức năng, tiện ích, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm Internet Banking cần triển khai thêm tiện ích như: chuyển tiền, thanh toán mua hàng... thay vì chỉ vấn tin số dư như hiện nay; Sản phẩm thẻ có thể rút tiền tại máy ATM từ tài khoản tiết kiệm, chuyển khoản khách hàng khác hệ thống, chấp nhận thanh toán thêm nhiều loại thẻ quốc tế và thẻ chip...Hoàn thiện hệ thống và tiện ích thanh toán thẻ qua POS merchant bằng và hơn các ngân hàng lớn khác: Vietcombank, VietinBank... Có như vậy, NHNo&PTNT Việt Nam mới đứng vững trong cạnh tranh và hội nhập, đồng thời là điều kiện cho các chi nhánh thành viên chuyển các SPDV tiên tiến đến người tiêu dùng, nắm giữ khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng, tăng doanh thu từ các SPDV ngoài tín dụng.

Bốn là, định hướng, chiến lược, chính sách phát triển SPDV: Định hướng triển khai SPDV mới trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cần nâng cao tối đa sự hài lòng của khách hàng, lược giản những quy định thủ tục. Tổ chức đánh giá những ưu nhược điểm SPDV của NHNo&PTNT Việt Nam so các NHTM khác để chỉnh sửa, hoàn thiện. Xây dựng chiến lược phát triển SPDV ngân hàng, ngoài việc Chi nhánh tự xây dựng chiến lược phát triển SPDV ngân hàng tại địa bàn thì NHNo&PTNT Việt Nam cũng cần phải có định hướng chung dài hạn trong việc phát triển SPDV ngân hàng trên cơ sở nghiên cứu môi trường kinh doanh, xu thế phát triển SPDV hiện nay và bản thân nội lực ngân hàng. Nghiên cứu đưa ra những SPVD mang tính đặc trưng, có dấu ấn và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, có thể cạnh tranh tốt trên thị trường.

Năm là, xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách Marketing, tiếp thị một cách bài bản, đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống. Chú trọng khâu khảo sát, phân tích thị trường, nhu cầu và thị hiếu khách hàng để tiến hành phân loại,

phân đoạn thị trường, khách hàng qua đó xây dựng chính sách phát triển SPDV phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Thường xuyên có các chương trình quảng bá, khuyến mại, ưu đãi về các sản phẩm dịch vụ trên phạm vi toàn hệ thống để có tính thống nhất và nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. Đối với những khách hàng lớn, mạng lưới rộng ở nhiều tỉnh, thành phố lớn, NHNo Việt Nam cần có chiến lược hợp tác toàn diện cùng phát triển để phát triển SPDV.

Đảm bảo tính ổn định của hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng, hạn chế tối đa tình trạng lỗi/sự cố phát sinh; giảm thiểu khối lượng tra soát, khiếu nại của khách hàng ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín của ngân hàng.

Thành lập CallCenter để giải đáp, tư vấn, hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 mọi thắc mắc về SPDV của Agribank, đặc biệt những SPDV hiện đại: thẻ, ATM, POS, MobileBanking, InternetBanking...

Sáu là, chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ SPDV mới trong toàn hệ thống. Mở rộng quyền tự quyết cho các chi nhánh trong việc phát triển SPDV ngân hàng. Các ngân hàng nằm trên địa bàn khác nhau sẽ có ưu thế phát triển các loại hình SPDV khác nhau. NHNo&PTNT Việt Nam chỉ nên đưa ra định hướng và cho phép các chi nhánh được phát triển các SPDV theo khả năng và điều kiện của từng chi nhánh.

Bảy là, xây dựng các quy định về phòng ngừa và xử lý rủi ro. Hiện nay Agribank rất chú trọng công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro đối với sản phẩm đầu tư tín dụng. Tuy nhiên đối với công tác cung ứng SPDV, đặc biệt là SPDV ngân hàng hiện đại như thẻ, MobileBanking, InternetBanking, kinh doanh vàng.., các cơ chế phòng ngừa và xử lý rủi ro vẫn đang trong quá trình xây dựng. Agribank Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế phòng ngừa và quy trình xử lý rủi ro. Có như vậy mới tạo điều kiện để chi nhánh phát triển SPDV đạt hiệu quả cao và hạn chế rủi ro.

Tóm tắt chương 4

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về SPDV ngoài tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh, chương 4 đã đề xuất một hệ gồm 8 nhóm giải

pháp và 3 nhóm kiến nghị cơ bản nhằm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng và nâng cao doanh thu từ các SPDV ngoài tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh. Trong đó có một số giải pháp ngắn hạn, có một số giải pháp mang tính lâu dài. Song nhìn chung các giải pháp và kiến nghị đều hướng vào tất cả các yếu tố đảm bảo cho sự thành công của quá trình cung cấp dịch vụ, đó là: Con người, công nghệ, quản lý, cũng như sự đảm bảo về môi trường kinh doanh nói chung. Đó là yếu tố then chốt quyết định tới hiệu quả của quá trình cung ứng các sản phẩm ngoài tín dụng, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các SPDV của Chi nhánh, qua đó phát triển các SPDV ngoài tín dụng, góp phần ổn định hiệu quả kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn đã khái quát hoá những căn cứ khoa học, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển SPDV ngoài tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh, đây là một trong các vấn đề cấp thiết cần phải được tập trung nghiên cứu và đề ra những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đề tài “Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh” được nghiên

cứu đã tập trung làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM, nghiệp vụ hoạt động kinh doanh nói chung và dịch vụ ngoài tín dụng nói riêng của NHTM.

Thứ hai, phương pháp nghiên cứu, xây dựng phiếu điều tra, cách thức thực hiện, kết quả điều tra, hệ thống chỉ tiêu phân tích để đánh giá về SPDV ngoài tín dụng.

Thứ ba, phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ ngoài tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh và chỉ ra các ưu, nhược điểm của từng SPDV ngoài tín dụng, cũng như làm rõ các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.

Thứ tư, trên cơ sở lý luận và thực tiễn được làm rõ, đề xuất hệ thống gồm 7 nhóm giải pháp cụ thể và 3 nhóm kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam nhằm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh.

Mặc dù tác giả của luận văn đã có nhiều cố gắng để đạt kết quả nghiên cứu, được vận dụng vào thực tiễn hoạt động song cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, giáo viên hướng dẫn, Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Duy Dũng, các bạn bè đồng nghiệp trong thời gian học tập và nghiên cứu. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, và những bạn đọc quan tâm đến chủ đề này để luận văn được tiếp tục hoàn thiện hơn./.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng ninh (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w